Thiết kế bố trí phòng tắm là một nhiệm vụ đòi hỏi sự cân nhắc, lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận. Mỗi một thiết bị trong phòng tắm thường có 1 vai trò khác nhau. Điều quan trọng là phải nhớ vị trí của các thiết bị vệ sinh khác nhau và sử dụng được chúng một cách dễ dàng nhất. Dưới đây là các nguyên tắc bố trí thiết bị nhà vệ sinh, phòng tắm mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Thiết bị vệ sinh là cốt lõi, là tinh thần của không gian vệ sinh. Sắp xếp nội thất trong nhà vệ sinh hiệu quả giúp đưa nhà vệ sinh trở thành nơi tận hưởng cuộc sống. Bởi vậy bố trí nhà vệ sinh không chỉ là thiết kế thông thường mà còn là nghệ thuật chinh phục mọi không gian dù lớn hay nhỏ.
Bài trí thiết bị vệ sinh sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng không gian phòng tắm
Nhờ cách sắp xếp các thiết bị mà gia chủ có thể tối ưu hóa diện tích của không gian vệ sinh một cách hòa hảo. Từ đó, dù nhà vệ sinh có kích thước nhỏ hẹp nhưng vẫn có thể đảm bảo sự thoải mái, tiện nghi trong quá trình sinh hoạt.
Bố trí vật dụng nhà vệ sinh khoa học giúp tối ưu không gian hiệu quả
Khi thiết kế nhà vệ sinh, việc tính toán kích thước và bài trí nội thất là điều không thể thiếu. Điều đó giúp cho các thiết bị hòa hợp với nhau và hòa hợp với toàn thể không gian vệ sinh. Các thiết bị có kích thước phù hợp, được đặt đúng vị trí tạo không gian sinh hoạt thuận tiện.
Tính tiện nghi và thoải mái được quyết định bởi cách sắp xếp thiết bị vệ sinh
Việc sắp xếp thiết bị vệ sinh hợp lý ảnh hưởng lớn tới sự thoải mái và chức năng của không gian. Bố trí thiết bị vệ sinh một cách khoa học tạo nên một khoảng không di chuyển thuận lợi, tăng tính linh hoạt trong khi sử dụng. Các thiết bị vệ sinh nằm ở vị trí được tính toán sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình sử dụng của người dùng. Điều đó đưa trải nghiệm trở nên liền mạch, thuận tiện, tối ưu tính năng của các công cụ.
Bài trí thiết bị vệ sinh đảm bảo an toàn và sức khỏe người dùng
Thiết kế không gian để bài trí thiết bị vệ sinh một cách hợp lý không chỉ tối ưu hóa sự tiện nghi mà còn giảm nguy cơ dẫn đến tai nạn trong quá trình sử dụng. Ví dụ cần chú trọng vào vị trí, kích thước và công năng trước khi quyết định lắp đặt để có thể dễ tiếp cận và tránh va chạm không mong muốn. Ngoài ra, việc duy trì một cách an toàn giữa các vật dụng còn tránh trơn trượt trong không gian ẩm ướt như nhà vệ sinh.
Nâng tầm thẩm mỹ của không gian một cách tỉ mỉ
Trong một không gian, khi nội thất được bài trí hài hòa và thống nhất với phong cách tổng thể sẽ mang đến sự hài hòa trong thẩm mỹ. Thêm vào đó, sắp xếp vật dụng một cách sáng tạo còn làm nổi bật phong cách cá nhân và sự tinh tế trong từng chi tiết của gia chủ.
THAM KHẢO THÊM:
- Top Mẫu Bồn Cầu Đẹp Giá Rẻ Bán Chạy Nhất
- Top Mẫu Chậu Rửa Mặt Đẹp Giá Rẻ Bán Chạy Nhất
- Top Mẫu Sen Tắm Đẹp Giá Rẻ Bán Chạy Nhất
II. Nguyên tắc bố trí thiết bị vệ sinh đảm bảo cho một không gian hoàn hảo
Phong cách thiết kế hay sắp xếp các thiết bị vệ sinh tùy thuộc vào mong muốn và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, có những quy tắc cơ bản cần nắm rõ trong thiết kế để tạo ra được một công trình mang giá trị sử dụng cao.
Phân chia các khu có chức năng khác nhau để không gian giữ gìn được sự sạch sẽ
Trong thiết kế hiện đại thường có xu hướng tích hợp nhà vệ sinh và phòng tắm vào một không gian để nâng cao tính tiện lợi khi sinh hoạt. Tuy nhiên, chủ sở hữu vẫn có thể phân chia các khu tắm và khu vệ sinh thành 2 không gian riêng bằng nhiều cách khác nhau.
Xu hướng phân thành “khu vực khô”, “khu vực ướt” đang rất thịnh hành trong thời gian gần đây. Sự phân tách này có thể chỉ là sự ước lệ trong bố trí các thiết bị vệ sinh, cũng có thể là ngăn cách bằng vách kích, rèm giúp ngăn nước ở khu vực ướt tràn sang khu vực khô. Nhờ đó mà không gian vệ sinh sẽ luôn thông thoáng, khô ráo, tránh được sự sinh sôi của vi khuẩn.
Lựa chọn thiết bị vệ sinh hội tụ được sự nổi bật trong phong cách thẩm mỹ và công năng sử dụng
Thiết bị là cốt lõi của không gian nên cần được lựa chọn thật kỹ lưỡng để tạo ra nhà vệ sinh hiệu quả. Trước hết, cần xác định được mục đích sử dụng của từng thiết bị bao gồm: sen tắm, bồn cầu, lavabo, gương,... Từ đó có thể quyết định lựa chọn các thiết bị có công năng đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng.
Ví dụ tập trung sử dụng các thiết bị có chức năng tiết kiệm nước, hiệu suất làm sạch cao, tự động xả nước,... Ngoài ra, cần lựa chọn các thiết bị chất lượng cao, đảm bảo phát huy được những tính năng vượt trội khi sử dụng. Sự tương thích giữa các thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa quá trình làm sạch và duy trì vệ sinh.
Đảm bảo kích thước các vật dụng hài hòa cùng không gian thiết kế
Trong việc bố trí thiết bị vệ sinh, nguyên tắc đảm bảo kích thước của các vật dụng là chìa khóa quan trọng dẫn tới không gian hoàn hảo. Hãy cần xác định kích thước và diện tích không gian thiết kế, từ đó đưa ra lựa chọn chính xác về kích thước của vật dụng. Việc này tránh thiết kế bị rối mặt hoặc trống trải, gây mất cân đối về thẩm mỹ và không thoải mái cho người sử dụng.
Ví dụ không gian vệ sinh có kích thước nhỏ hẹp, hãy cân nhắc lựa chọn lavabo, bồn cầu, sen tắm treo tường để tiết kiệm tối đa không gian. Hoặc gia đình có trẻ nhỏ thì nên chọn lavabo có chiều cao phù hợp để thuận tiện trong sinh hoạt.
Tìm hiểu các quy tắc phong thủy trước khi lắp đặt thiết bị
Trong thiết kế thì các quy tắc phong thủy là không thể bỏ qua để tạo môi trường sinh hoạt đầy sức sống. Đặc biệt khu vệ sinh lại là nơi ẩm ướt nên rất cần sự cân bằng năng lượng đến từ yếu tố phong thủy. Ngay phía bên ngoài cần tránh đặt cửa phòng tắm trực tiếp đối diện với cửa ra vào, phòng ngủ, bếp nấu khiến các năng lượng xấu từ nhà tắm lưu thông không như mong muốn.
Tiếp đó, cần xác định hướng có năng lượng tích cực trong không gian. Từ đó, sắp xếp các thiết bị vệ sinh hợp lý để thu hút được nguồn năng lượng đó. Ví dụ, có thể đặt bồn tắm gần cửa sổ để tận hưởng ánh sáng tự nhiên đầy sức sống. Ngoài ra, màu sắc cũng là yếu tố giúp vật liệu hài hòa với ngũ hành để tạo ra sự cân bằng cũng như điểm nhấn trong thiết kế.
Đặc biệt khi sắp xếp nội thất, cần đảm bảo hệ thống kiểm soát nước hoạt động mạnh mẽ. Bởi nước được coi là nguồn năng lượng tích cực trong phong thủy nên việc giữ cho nước nước lưu thông một cách ổn định, tránh tắc nghẽn, rò rỉ sẽ mang đến dòng chảy năng lượng tích cực.
III. Gợi ý các mẫu bố trí thiết bị vệ sinh trong nhà vệ sinh nhỏ hẹp nhưng vẫn thẩm mỹ
Hi vọng với các nguyên tắc bố trí thiết bị nhà vệ sinh trên đây các bạn sẽ có được những trải nghiệm thú vị đối với phòng tắm của mình. Nếu bạn có bắt kỳ ý kiến hay đóng góp ý gì hãy liên hệ, chia sẻ lại cùng với showroom Hùng Lan nhé!