Cách ngồi bồn cầu khi đi vệ sinh không đúng cũng có thể tạo ra nguy cơ tiềm ẩn về sức khoẻ. Trong bài viết này, showroom Hùng Lan sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của việc ngồi toilet đúng cách và cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích để đảm bảo rằng bạn đang duy trì đúng tư thế.

Ngồi trên bồn cầu có vẻ như là một công việc đơn giản, không đòi hỏi kỹ năng hay kỹ thuật đặc biệt nào. Tuy nhiên, bạn có biết rằng thực sự có một cách ngồi đúng khi sử dụng bồn cầu? Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên, nhưng cách bạn đặt cơ thể vào bồn cầu có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe tổng thể và tinh thần của bạn.

I. Ngồi bồn cầu sai cách gây ra những tác hại khôn lường tới sức khỏe con người

Các tư thế ngồi bồn cầu tưởng chừng vô thưởng vô phạt của bao người lại có thể gây tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà không ai có thể tưởng tượng được. Dưới đây là các ảnh hưởng của việc ngồi bồn cầu tới sức khỏe tiêu hóa và hệ thống cơ quan nội tạng mà các chuyên gia đã khuyến cáo.

1. Ngồi bồn cầu sai tư thế ảnh hưởng tới đường tiêu hóa

Trước hết, tư thế ngồi bồn cầu sai lệch dẫn đến những bệnh lý về đường tiêu hóa nghiêm trọng như nghẹt mũi hậu môn, bệnh trĩ, nghẹt nước tiêu hóa, táo bón,... Khi ngồi bồn cầu sai cách, cơ thể phải dùng nhiều lực để đẩy chất thải ra ngoài. Điều này có thể gây táo bón, đặc biệt ở những người có hệ tiêu hóa kém. Áp lực tăng trong khu vực hậu môn, xương chậu, trực tràng khiến các tính mạch ở khu vực này bị căng giãn gây ra bệnh trĩ. 

Ngồi bồn cầu sai tư thế dẫn đến các bệnh về tiêu hóa
Ngồi bồn cầu sai tư thế dẫn đến các bệnh về tiêu hóa

Ghê gớm hơn, ngồi ở tư thế sai một thời gian dài răng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột kết là một bệnh lý viêm nhiễm ở ruột già. Khi ngồi sai cách, chất thải không thể bị đào thải ra hết, bị giữ lại lâu hơn trong ruột già là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển gây viêm ruột kết. Dần dần, nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, vấn đề này cũng gây ra căn bệnh ung thư ruột kết. 

2. Các tư thế đi vệ sinh không đạt chuẩn dẫn đến các vấn đề cơ bắp và xương khớp

Ngoài ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, việc ngồi vệ sinh sai cách còn có thể gây nguy hại tới cơ thể đối với xương và cơ. Khi đi vệ sinh, cơ thể phải dùng nhiều lực để đẩy chất thải gây căng cơ ở vùng bụng, lưng, đùi và mông. Phần cơ bị căng kéo dài có thể gây đau mỏi, ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể. 

Các tư thế đi vệ sinh không đạt chuẩn dẫn đến các vấn đề cơ bắp và xương khớp
Ngồi bồn cầu không đúng cách dẫn đến các vấn đề về cơ bắp và xương khớp

Đặc biệt tư thế ngồi bồn cầu không đúng tạo áp lực không đều lên xương khớp như vùng xương chậu, cột sống. Khi kéo dài, điều này dẫn đến các bệnh về xương như đau lưng, thoái hóa cột sống, đau khớp, thoát vị đĩa đệm,... gây đau đớn và khó khăn trong đời sống công việc. 

3. Tiểu đường và chuyển hóa đường huyết bị tác động bởi tư thế ngồi bồn cầu

Tư thế ngồi bồn cầu không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và chuyển hóa đường huyết theo những cách đáng kể. Áp lực tạo ra từ tư thế không đúng ảnh hưởng đến lưu thông máu, đặc biệt là trong khu vực bụng và mông, gây khó khăn trong quá trình chuyển hóa đường huyết. Khi ngồi không thoải mái sẽ tăng cường cảm giác stress và áp lực, điều này góp phần vào tăng đường huyết. Stress được liên kết với quá trình tăng sản xuất hormone cortisone và adrenaline, làm tăng sự phát sinh glucose từ gan và dẫn tới tăng đường huyết.

Ngồi bồn cầu không đúng cách trong thời gian dài  còn gây rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là insulin, một hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường huyết. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngồi lâu trong tư thế không tự nhiên có thể tăng khả năng kháng insulin của cơ thể, một yếu tố quan trọng trong phát triển và duy trì bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc ngồi lâu dài và không đúng cách dẫn đến tăng cân, một rủi ro lớn cho bệnh tiểu đường. 

Tiểu đường và chuyển hóa đường huyết bị tác động bởi tư thế ngồi bồn cầu
Tư thế ngồi bồn cầu không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường

4. Ngồi bồn cầu sai cách dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu

Vấn đề sức khỏe tiếp theo có thể bị mắc phải tiếp theo là bệnh nhiễm trùng đường tiêu theo những cách khác nhau nhưng đều do việc ngồi bồn cầu không đúng khuyển nghị. Tư thế ngồi sai gây áp lực lên bàng quang, khiến bàng quang bị căng dãn và khí co bóp. Điều này có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bộ phận này và gây nhiễm trùng. 

Ngồi bồn cầu sai cách dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu bị gây ra bởi tư thế ngồi bồn cầu sai

Thêm vào đó, càng ngồi lâu, bạn càng cảm thấy khó chịu và không muốn đi vệ sinh dẫn đến việc không thể đào thải phân và nước tiểu. Đây cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể sinh sôi, gây bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng đối với cơ thể. 

5. Nguy cơ tim mạch và huyết áp cũng bắt nguồn từ tư thế đi vệ sinh sai cách này

Một khía cạnh không thể bỏ qua là tư thế ngồi bồn cầu không đúng không chỉ tạo áp lực lớn khi đi tiêu hóa, mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Khi bạn ngồi bồn cầu với tư thế không đúng, góc giữa thân và đùi thường vượt quá 35 độ, tạo nên một đường cong không tự nhiên trong đường ruột, làm khó khăn cho quá trình đi tiêu hóa. Việc này buộc bạn phải dùng sức mạnh hơn để đẩy phân ra ngoài, tạo áp lực không mong muốn lên các cơ quan quan trọng trong cơ thể, bao gồm cả tim và hệ mạch máu.

tư thế đi vệ sinh sai cách ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Nguy cơ tim mạch và huyết áp cũng bắt nguồn từ tư thế đi vệ sinh sai cách

Hậu quả không lường trước được là áp lực gia tăng khi điều này có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, táo bón khiến và sử dụng sức quá mức khi điều này có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và huyết áp, điều này không thể được xem nhẹ. Những biến động không mong muốn này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, thậm chí là đau tim và đột quỵ. 

II. Điểm tên các tư thế ngồi bồn cầu quen thuộc mà gây hại đến không ngờ

Hoạt động ngồi bồn cầu thì chắc chắc không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, những tư thế tưởng chừng vô hại đó có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Cùng Hùng Lan điểm qua những tư thế ngồi bồn cầu sai cách để tránh khỏi hiểm họa sức khỏe này ngay nhé. 

1. Ngồi thẳng lưng tạo góc 90 độ so với mặt thành bồn cầu

Bồn cầu vệ sinh thường được thiết kế giống như một chiếc ghế khiến cho cho nhiều người ngồi thẳng lưng tạo góc 90 độ so với mặt thành bồn cầu và lầm tưởng đây là tư thế đúng khi đi vệ sinh. Thực tế cách ngồi này lại gây trở ngại trong quá trình vệ sinh. Tư thế này khiến đại tràng bị uốn 90 độ, cơ thắt hậu môn sẽ bị siết lại từ đó, gây khó khăn cho việc đi đại tiện. Để đẩy chất thải ra ngoài, con các cơ quan sẽ phải dùng nhiều sức hơn, gây áp lực lên các cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim và mạch máu.

Điểm tên các tư thế ngồi bồn cầu quen thuộc mà gây hại đến không ngờ
Dáng ngồi vệ sinh sai cách của rất nhiều người

2. Ngồi xổm trên bệ bồn cầu

Bồn cầu được thiết kế để mang lại sự thuận tiện khi sử dụng, với mong muốn làm giảm áp lực cho cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nhưng với 1 số người không muốn tiếp xúc trực tiếp với bồn cầu nên đã lựa chọn cách ngồi xổm trên bệ bồn cầu.

Khi ngồi xổm, đôi chân không được nghỉ ngơi như trong tư thế ngồi thuận tiện trên bồn cầu. Điều này không chỉ dẫn đến mệt mỏi của cơ bắp mà còn tăng áp lực lên hệ tiêu hóa. Ruột và cơ hậu môn phải chịu một áp lực lớn, làm khó khăn quá trình đào thải phân ra khỏi cơ thể.

Ngồi xổm trên bệ bồn cầu
Tư thế ngồi xổm trên bệ của bồn cầu tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn

Ngoài ra, tư thế ngồi xổm trên bệ của bồn cầu còn tiềm ẩn các nguy cơ làm mất an toàn. Áp lực không đều lên cơ bắp và xương khớp có thể gây mất cân bằng, làm tăng nguy cơ trượt chân và ngã, đặc biệt trong những tình huống nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến các tai nạn không đáng có và gây thương tổn không mong muốn.

3. Ngồi quay mặt vào két nước

Tư thế ngồi quay mặt vào két nước thực sự có vẻ lạ lùng và hơi khó hiểu, và đa số người sử dụng toilet có lẽ sẽ không chọn lựa tư thế này. Tuy nhiên, Hùng Lan vẫn đề cập tới tư thế ngồi bồn cầu sai này để bạn có thể nhận biết để tránh bản thân và người thân xung quanh như các bạn nhỏ có thể mắc phải.

Ngồi quay mặt vào két nước
Tư thế ngồi quay mặt vào két nước cũng có thể tạo ra một loạt các vấn đề

Tư thế ngồi như vậy đòi hỏi bạn phải dạng chân ra, gồng cơ thể lên, tạo ra một tư thế không thoải mái và không thuận lợi cho quá trình vệ sinh cá nhân. Việc ngồi quay mặt vào két nước không chỉ làm tăng áp lực lên cơ bắp và xương khớp mà còn làm khó khăn cho việc tiếp cận và sử dụng toilet một cách hiệu quả. Tư thế này cũng có thể tạo ra một loạt các vấn đề về an toàn, đặc biệt là khi bạn cố gắng dùng sức để duy trì tư thế ngồi kỳ quặc này.

4. Ngồi ngả người về phía sau quá nhiều

Tư thế ngồi ngả người về phía sau và tựa lưng vào két nước có thể tạo ra cảm giác thoải mái, nhưng thực tế, nó có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột và tăng nguy cơ mắc các vấn đề như đại tràng và táo bón. Khi ngồi với tư thế này, đường ruột không đảm bảo ở trong tư thế tự nhiên và có thể bị uốn cong. Việc này làm tăng áp lực lên cơ bắp và cơ quan trong khu vực đường ruột, gây ra sự khó khăn trong quá trình điều hòa chất thải và có thể dẫn đến các vấn đề về đường ruột.

Ngồi ngả người về phía sau quá nhiều
Ngồi ngả người về phía sau quá nhiều tuy thoải mái nhưng gây hại tới sức khỏe

5. Vừa đi vệ sinh vừa làm những việc khác dẫn đến việc ngồi quá lâu

Hiện nay, có rất nhiều người có thói quen làm thêm những việc khác trong khi đi vệ sinh như đọc báo, xem điện thoại. Nhưng mấy ai biết được việc làm giết thời gian đó có thể dẫn tới những căn bệnh vô cùng hiểm hại tới sức khỏe. Khi xem báo hoặc điện thoại, bạn có thể quên mất việc chính là đi vệ sinh, thời gian ngồi trên bồn cầu cũng vì đó mà kéo dài hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như trĩ, rối loạn chức năng sàn chậu, đặc biệt là cơ quan ruột, bàng quang và âm đạo. Ngồi quá lâu ở 1 tư thế khiến cho xương chậu không đủ sức để nâng đỡ phần cơ thể phía trên, gây hại tới xương khớp. 

Vừa đi vệ sinh vừa làm những việc khác dẫn đến việc ngồi quá lâu
Vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm

Ngoài ra, việc mang điện thoại hay sách báo vào nhà vệ sinh khiến chúng bị nhiễm khuẩn và dễ dàng lây lan tới môi trường xung quanh một cách dễ dàng. Tất cả chúng ta đều biết rằng nhà vệ sinh là nơi trú ngụ của vô vàn vi khuẩn nguy hiểm mà điện thoại lại là vật dụng khó thể rời tay. Như vậy, vi khuẩn trong nhà vệ sinh có thể len lỏi tới từng ngóc ngách trong cơ thể và môi trường xung quanh. 

6. Dùng quá sức khi ngồi bồn cầu

Do thói quen sinh hoạt chưa điều độ nên nhiều người khó giải quyết vấn đề vệ sinh một cách dễ dàng mà có thói quen cố hết sức để đi cho xong. Tuy nhiên việc này khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng không hề nhẹ. Khi bạn dùng quá sức lúc ngồi bồn cầu, các cơ bụng, lưng phải co bóp thật mạnh, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra việc làm này khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn và sưng lên gây nên bệnh trĩ, ung thư trực tràng,...

Dùng quá sức khi ngồi bồn cầu
Dùng quá sức khi ngồi bồn cầu là thói quen không tốt

III. Tư thế ngồi bồn cầu như thế nào mới đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, tư thế ngồi bồn cầu đúng cách là khi phần đùi và phần trên cơ thể tạo thành một góc khoảng 35 độ, phần phía trên hơi nghiêng về phía trước. Bạn có thể làm điều này bằng cách dùng một bệ đỡ chân hoặc một chiếc ghế nhỏ để nâng cao đôi chân lên, phần ruột nhờ đó sẽ thẳng và dễ dàng cho việc đào thải chất bẩn. 

Tư thế ngồi bồn cầu được các chuyên gia sức khỏe chỉ định
Ngồi bồn cầu với tư thế thoải mái đúng chỉ định của chuyên gia

Nếu bạn chưa biết về tư thế ngồi bồn cầu đúng cách hãy thử làm theo những lời khuyên dưới đây nhé!

  1. Đảm bảo rằng bạn đang tiếp xúc hoàn toàn với bệ toilet. Điều này sẽ cho phép các cơ kiểm soát chức năng ruột và bàng quang của bạn được thư giãn hoàn toàn. 
  2. Nâng đầu gối của bạn cao hơn hông. Vị trí tối ưu để làm rỗng ruột và bàng quang là ở tư thế ngồi xổm. 
  3. Đầu gối dang rộng và quần áo dài xuống chân. Đầu gối và hông rộng và trượt quần áo và đồ lót xuống chân. Điều này cho phép xương chậu được mở và thư giãn.
  4. Nghiêng người về phía trước trên bàn tay hoặc cẳng tay trên đầu gối. Giữ lưng thẳng, nghiêng về phía trước từ hông. 

Dáng ngồi này có chút tương tự so với tư thế ngồi xổm khi sử dụng bồn cầu truyền thống nhưng lại thoải mái hơn. Ngoài ra, việc ngồi bồn cầu cũng được khuyến cáo không nên ngồi quá 15 phút, dùng quá sức tránh gây tổn thương tới những cơ quan khác trên cơ thể.

Trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, người đang phục hồi sau sinh, người cao tuổi hoặc  người bị hạn chế khả năng vận động.... có thể cần cân nhắc tìm kiếm thêm lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe để đảm bảo trải nghiệm đi vệ sinh thoải mái và an toàn.

THAM KHẢO THÊM:

IV. Những lưu ý thêm khi ngồi trên bồn cầu

1. Giữ cho không gian vệ sinh luôn sạch sẽ và tiện nghi

Để tận hưởng trọn vẹn cảm giác thoải mái và an toàn trong sinh hoạt cá nhân, việc tạo ra một không gian vệ sinh đảm bảo về mặt tính tiện nghi và sạch sẽ đóng vai trò quan trọng. Một phòng tắm và nhà vệ sinh được thiết kế có sự thoáng đãng và trang trí bằng nội thất sáng bóng không chỉ mang lại không gian thuận lợi mà còn tạo ấn tượng an toàn và dễ chịu cho người sử dụng.

Giữ cho không gian vệ sinh luôn sạch sẽ và tiện nghi 
Đảm bảo không gian vệ sinh sạch sẽ tạo sự an tâm khi sử dụng

2. Lựa chọn chiều cao bồn cầu phù hợp

Trong trường hợp của những người có vấn đề về xương khớp, việc bố trí bồn cầu ở độ cao phù hợp là vô cùng quan trọng. Điều này giúp giảm áp lực lên cơ bắp và xương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ngồi và đứng lên mà không gặp khó khăn hay rủi ro chấn thương. Ngoài ra, việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như tay nắm được gắn trực tiếp lên bồn cầu hoặc ghế dựa đứng là một giải pháp thông minh.

Hiện nay đã có rất nhiều loại bồn cầu thông minh, sử dụng các công nghệ tiên tiến giúp quá trình vệ sinh của con người được nâng lên một tầm cao mới, vừa an toàn lại vừa tiện lợi.

3. Không chơi điện thoại và đọc sách

Hầu hết mọi người thích đọc sách hoặc chơi với điện thoại di động trong khi đi vệ sinh trong một thời gian dài. Nhưng ngồi xổm quá lâu dễ cản trở sự lưu thông của máu tĩnh mạch vùng chậu, làm giãn nở mạch máu và gây ra bệnh trĩ. Lâu ngày còn có thể gây táo bón, thậm chí gây ung thư đường ruột.

Ngoài ra, ngồi toilet lâu sẽ dẫn đến lượng máu lên não không đủ, dễ dẫn đến chóng mặt, ngã, đặc biệt là người già, người yếu, người bệnh mãn tính càng dễ bị tai nạn.

Nếu bạn có thể hoàn thành quá trình đi vệ sinh trong khoảng 2-3 phút, bạn có thể kiểm soát được khoảng 70% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

4. Ngồi xuống ngay sau khi đi tiểu

Niệu đạo của nam giới tương đối dài, cơ thắt trong và ngoài của niệu đạo sau khi đi tiểu sẽ đóng lại, trong niệu đạo của tuyến tiền liệt sẽ hình thành một khoang kín. Nếu bạn ngồi xuống ngay lập tức, áp suất trong khoang kín sẽ tăng lên, dễ gây trào ngược nước tiểu còn sót lại, dễ gây viêm tuyến tiền liệt.

Trên đây showroom Hùng Lan đã tổng hợp và chia sẻ những thông tin về tư thế ngồi bồn cầu đúng cách. Bằng cách thực hiện những điều chỉnh nhỏ trong thói quen chúng ta sử dụng nhà vệ sinh hàng ngày, chúng ta có thể góp phần duy trì vào bảo vệ sức khỏe của bản thân hiệu quả. Nếu bạn muốn đóng góp hay bổ sung gì hay phản hồi lại với Hùng Lan nhé!