Trong xu hướng thiết kế nhà ở hiện nay, chủ nhà thường có mong muốn được tận dụng tối đa các không gian. Vì vậy, việc xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang đã không còn xa lạ gì đối với các công trình kiến trúc. Nhà vệ sinh ở vị trí này có những ưu điểm nổi trội tuy nhiên việc thi công cũng có nhiều những tiêu chuẩn phức tạp. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được có nên xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang hay không và xây như thế nào là đạt chuẩn.
I. Lợi ích của thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang
Xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang có rất nhiều ưu điểm giúp ích cho cuộc sống sinh hoàn hằng ngày, chính vì vậy càng có nhiều gia đình muốn thiết kế không gian này cho nhà của mình.
1.Tận dụng tối đa diện tích, tránh bỏ phí không gian trống trong căn nhà
Ngày nay, khi có những ngôi nhà cao tục liên tục mọc lên, đặc biệt ở các thành phố đất chật người đông thì người ta sẽ cố gắng tận dụng hết những khoảng không trong kiến trúc. Nhà vệ sinh được xây dưới gầm cầu thanh là một cách tối ưu để tránh bỏ phí không gian trống cho căn nhà, để dành không gian cho những thiết kế khác. Nhờ vậy mà các kiến trúc trở nên tiện dụng và hoàn hảo, đầy đủ hơn.
2. Thuận tiện trong quá trình sinh hoạt của gia chủ
Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang giúp cho cuộc sống của gia đình thêm phần thuận tiện. Đối với người trong gia đình thì được thêm một không gian nhà vệ sinh tránh việc chờ đợi các thành viên khác khi sinh hoạt. Hơn nữa nhà vệ sinh đặt ở dưới cầu thang, trung tâm căn nhà thuận tiện cho việc đi lại cho cả thành viên gia đình và khách tới nhà chơi mà không cần đi sâu vào khu vực riêng tư hơn của căn nhà.
3. Tạo điểm nhấn thiết kế
Ngoài những công năng trên thì nhà vệ sinh dưới cầu thang còn là một điểm nhấn độc đáo trong thiết kế nếu được bài trí một cách cẩn thận, khéo léo. Vì nằm ở ngay chân cầu thang, giữa căn nhà nên chủ sở hữu có thể trang trí cho không gian này để thành một điểm thu hút, thể hiện phong cách cá nhân và sự tinh tế đến từng không gian nhỏ.
II. Các yếu tố cần chuẩn bị trước khi xây dựng xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Khi xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét để đảm bảo rằng không gian này sẽ phục vụ mục đích của nó một cách hiệu quả. Dưới đây là một số yêu cầu quan trọng cần xem xét:
1. Kích thước, không gian và chiều cao dưới gầm cầu thang
Bạn cần xác định kích thước chính xác của không gian dưới gầm cầu thang để có cái nhìn tổng quan về diện tích mà gia đình bạn có thể sử dụng. Để đảm bảo nhà vệ sinh thực hiện đúng công năng sử dụng. Thì nhà vệ sinh đó phải có kích thước vừa với một người trưởng thành. Từ đó phục vụ sinh hoạt cho các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, kích thước tối thiểu để xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nên từ 2,5m2 – 3m2, và có chiều cao từ mặt sàn lên tối thiểu là 2m. Với khoảng không gian này bạn có thể trang bị được được một số trang thiết bị vệ sinh cơ bản như bồn cầu, lavabo và một số phụ kiện nhà tắm khác.
2. An toàn về cấu trúc
Đảm bảo rằng cấu trúc xây dựng dưới gầm cầu thang là an toàn và đảm bảo không gian có thể chịu được tải trọng của thiết bị và người sử dụng. Việc lắp đường ống thoát nước cho nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng rất quan trọng. Việc ống thoát ngầm để tránh gây cản trở hoặc vướng mắc cho người đi lại. Như vậy đồng nghĩa với việc bạn phải đục tường để lắp đặt. Với trường hợp này bạn nên nhờ chuyên viên tư vấn thiết kế, hoặc các đội kỹ thuật, thiu công chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.
3. Hệ thống thông gió và đèn chiếu sáng
Xây dựng hệ thống thông gió và chiếu sáng trong nhà vệ sinh dưới cầu thang đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để tạo ra không gian thoải mái, sáng sủa và hợp lý về mặt thiết kế. Bạn có thể lắp đặt một số thiết bị khử mùi, hút mùi trong nhà vệ sinh như quạt thông gió để hút mùi hôi ra ngoài. Ngoài ra, treo thêm túi thơm để không khí thơm tho, dễ chịu hơn. Đồng thời, dọn dẹp vệ sinh hằng ngày, xuyên để tránh nấm mốc, vi khuẩn, xử lý triệt để mùi hôi còn tồn đọng.
Chọn đèn với mức độ sáng phù hợp với không gian nhà vệ sinh và chức năng sử dụng. Đảm bảo ánh sáng được phân phối đều trên toàn bộ không gian nhà vệ sinh, tránh tình trạng các vùng tối hoặc quá sáng. Nếu có thể, tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hoặc khe thoáng để giảm sự phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo.
4. Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ
Việc thiết kế nhà vệ sinh nơi đây phải đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ để đảm bảo được thiết kế chung của ngôi nhà.
Vậy để, đảm bảo tính thẩm mỹ này bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Lựa chọn gạch ốp lát phù hợp: Nên lựa chọn màu gạch ốp lát có màu sắc trắng sáng, hoặc trùng với màu tường bên ngoài. Việc này sẽ tạo nên sự đồng điệu về màu sắc cho cả căn nhà.
- Lựa chọn những thiết bị vệ sinh đẹp: Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn những thiết bị vệ sinh nhỏ gọn nhưng nên có tính thẩm mỹ cao. Vừa có tác dụng phục vụ nhu cầu mỗi thành viên trong gia đình, vừa có thể trang trí cho căn nhà thêm phần đẹp hơn. Bạn cũng cần tìm hiểu kĩ lưỡng để có thể lắp đặt chúng một cách khoa học, thuận tiện khi sử dụng nhất.
- Sử dụng cửa và có thể đặt tranh treo tường hay một cái cây để trang trí không gian trở nên sống động.
5. Chi phí và ngân sách
Xác định ngân sách và đảm bảo rằng dự án xây dựng này nằm trong phạm vi tài chính của bạn.
6. Phong thủy nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang giúp tiết kiệm không gian ngôi nhà và rất tiện lợi. Nhưng gia chủ cần phải biết cách hóa giải phong thủy để tránh tích tụ âm khí ảnh hưởng xấu đến gia đình.
Trong phong thủy thì khu vực cầu thang là nơi thu hút các dòng sinh khí tốt. Nó có tác dụng vận chuyển các dòng sinh khí này tới các tầng trong ngôi nhà. Nếu bạn xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ gây suy giảm khả năng thu hút sinh khí của cầu thang, gây nên các ảnh hưởng xấu, không hợp phong thủy, khiến sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn gặp nhiều vấn đề.
III. Hóa giải các vấn đề phong thủy trước khi quyết định xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang
Phong thủy là một vấn đề tâm linh mà mọi người thường quan tâm khi xây dựng một công trình gì đó vì nó có thể ảnh hưởng tới cuộc sống về sau. Người xưa có câu “Có thời có thiêng, có kiêng có lành”, vậy nên dưới đây hãy cùng tìm hiểu xem cần
1. Phong thủy có thể được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn tới đời sống gia đình
Theo góc nhìn về phong thủy, cầu thang được coi là dòng chảy năng lượng trong ngôi nhà, nó kết nối năng lượng từ tầng này đến tầng khác. Việc xây nhà vệ sinh dưới cầu thang là một điều không tốt, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy năng lượng này ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của người trong gia đình. Hơn nữa, nhà vệ sinh lại là nơi mang tính âm, sinh ra những luồng khí lạnh và chưa các chất thải nếu được đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà sẽ lan tỏa âm khí khiến cuộc sống của gia đình không được yên ấm.
2. Các cách hóa giải vấn đề phong thủy giúp cuộc sống hòa hợp, thuận lợi
Mặc dù xây nhà vệ sinh dưới cầu thang phạm phải điều kiêng kỵ trong phong thủy nhưng bởi không ít những ưu điểm nó mang lại nên nhiều gia đình vẫn quyết định giữ thiết kế này. Vậy để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thiết kế này mà vẫn giữ được những tính năng của nó thì Hùng Lan có thể gợi ý cho bạn một vài cách sau:
Thiết kế cửa sổ hoặc đường ống thoát khí cho nhà vệ sinh
Thiết kế cửa sổ hoặc ống thoát khí cho nhà vệ sinh là điều rất cần thiết. Căn phòng sẽ loại bỏ bớt được các khí uế cũng như âm khí ra bên ngoài. Thêm vào đó, cách hóa giải nhà vệ dưới gầm cầu thang với thiết kế có cửa sổ còn giúp đem lại không gian phòng vệ sinh thoáng đãng và sáng hơn.
Đặt chậu cây xanh gần nhà vệ sinh
Gia đình có thể sử dụng cây xanh để trang trí cho nhà vệ sinh, lại có tác dụng khử mùi, mang tới dưỡng khí cho không gian.
Cây xanh được biết là có công dụng tuyệt vời trong việc thanh lọc không khí, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình. Vì vậy, đặt cây xanh gần khu vực phòng vệ sinh sẽ là cách hóa giải nhà vệ sinh dưới cầu thang hiệu quả. Hơn nữa, nó còn góp phần trang trí cho không gian sống của bạn đẹp và tươi mát hơn.
Sử dụng đá thạch anh
Thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ làm cản trở vượng khí trong nhà. Bởi phòng vệ sinh là nơi chứa nhiều khí âm còn cầu thang là nơi dẫn khí. Do đó, nếu đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy. Khí âm sẽ dần lấn át các sinh khí tốt, dẫn đến gia chủ dễ gặp điều xui và vận tài không thông.
Tiếp đó, hãy sử dụng vật dụng mang lại dương khí, sức sống để cân bằng lại với tình âm của nhà vệ sinh. Đá thạch anh là một lựa chọn được ưu tiên bởi nó mang tính dương có tác dụng cân bằng khí âm trong nhà vệ sinh, đồng thời cũng đảm bảo tính thẩm mỹ.
Theo phong thủy dùng đá thạch anh hút bớt âm khí rất hiệu quả. Đặc biệt là loại đá này có dương khí mạnh khi đặt vào nhà vệ sinh gầm cầu thang có nhiều âm khí thì rất phù hợp. Từ đó, phong thủy căn nhà một phần nào đó sẽ được hóa giải, tài lộc và sức khỏe đều được cải thiện.
Chuyển đổi công năng sử dụng
Nếu nhà vệ sinh dưới chân cầu thang không thực sự quá cần thiết thì hãy phá bỏ nó mà thay vào đó chuyển thành loại hình thiết kế khác, với mục đích khác.
Ví dụ chủ nhà có thể thay nhà vệ sinh thành khu vực tiểu cảnh trang trí cho cả căn nhà. Điều đó vừa giúp hóa giải vấn đề xui rủi, vừa nâng tầm thẩm mỹ kiến trúc tạo nên một căn nhà mới mẻ và đầy thu hút.
Một cách khác, nếu kích thước căn nhà nhỏ hẹp và gia chủ muốn tận dụng mọi không gian thì có thể cân nhắc cải tạo nhà vệ sinh thành khu vực chứa đồ. Phương án này vừa giúp tận dụng tối đa mọi ngóc ngách trong nhà, vừa tiện lợi cho việc lưu trữ đồ mà vẫn hóa giải được phong thủy.
IV. Dự tính chi phí để thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang phù hợp theo bối cảnh
Khi đặt lên bàn cân giữa những lưu ý phức tạp khi xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang với những ưu điểm mà nó mang tới cho cuộc sống thì đây vẫn là một thiết kế ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, cần phải nắm được mức chi phí xây dựng cho một nhà vệ sinh để cân đối hợp lý với khả năng và nhu cầu sử dụng.
1. Chi phí thiết kế và tư vấn
Trước hết, chi phí cần kể đến đầu tiên là chi phí thiết kế ban đầu bao gồm chi phí của kiến trúc sư cho việc tư vấn thiết kế và lập bản vẽ thiết kế. Kiến trúc sư sẽ khảo sát hiện trạng, vị trí đặt nhà vệ sinh, diện tích thi công, cần bố trí nội thất như thế nào. Sau đó, họ có trách nhiệm thực hiện bản vẽ kỹ thuật của nhà vệ sinh bao gồm bản vẽ mặt bằng, bản vẽ đứng, bản vẽ mặt cắt,...Chi phí cho việc này có thể chiếm 5-15% của tổng chi phí xây dựng tùy vào các yếu tố liên quan. Diện tích nhà vệ sinh càng lớn thì chi phí thiết kế càng cao. Nhà vệ sinh đời hỏi thiết kế phức tạp, nhiều chi tiết kỹ thuật và yêu cầu chất lượng cao sẽ dẫn đến tiêu chi cho thiết kế nhiều hơn.
Thông thường, nhà vệ sinh chân cầu thang thường chỉ có diện tích nhỏ hẹp nên chi phí thiết kế và tư vấn thường sẽ dao động khoảng từ 2-5 triệu đồng. Đây là chi phí không bắt buộc nhưng nó mang lại những lợi ích đáng kể về lâu dài cho chủ sở hữu. Nhờ vào sự tính toán trước một cách kỹ lưỡng, bản thiết kế đảm bảo công trình được thi công đúng kỹ thuật, đúng chất lượng. Ngoài ra việc làm này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể trong lựa chọn vật liệu, thiết bị phù hợp, tránh việc mua bừa bãi mà không sử dụng đến. Về lâu dài, trong quá trình sử dụng, người dùng có thể thấy chi tiêu cho thiết kế và tư vấn là tận dụng tối đa không gian, vừa tiện dụng lại vừa thẩm mỹ.
2. Chi phí mua vật liệu xây dựng
Chi phí cho vật liệu xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm diện tích, sự phức tạp của thiết kế và chất lượng của nguyên vật liệu. Nhà vệ sinh có diện tích càng lớn thì chi phí vật liệu càng cao. Hơn nữa, nhà vệ sinh có thiết kế càng phức tạp, nhiều chi tiết, yêu cầu kỹ thuật cao thì vật liệu đi theo cũng sẽ càng phức tạp và tốn kém hơn. Là không gian trung tâm của căn nhà nên việc đảm bảo chất lượng nhà vệ sinh là rất thiết yếu. Có một điểm thuận lợi là khi thi công nhà vệ sinh dưới cầu thang sẽ tận dụng kiến trúc vốn có nên vật liệu xây dựng phần thô sẽ tiết kiệm đáng kể. Dưới đây bảng thống kê chi phí cho các vật liệu cơ bản cho phần xây thô nhà vệ sinh nhỏ hẹp ở gầm cầu thang một cách tiết kiệm nhất mà bạn có thể tham khảo:
Loại vật liệu |
Số lượng |
Đơn giá |
Gạch xây |
75 - 150 viên |
750.000 - 3.000.000 |
Xi măng |
1 - 2 bao |
92.000 - 300.000 |
Cát xây |
1 - 2 m3 |
200.000 - 250.000 |
Sỏi |
1 - 2 m3 |
200.000 - 600.000 |
Thép |
10 - 20 kg |
1.500.000 - 4.000.000 |
Vữa xây tô |
1 - 2 bao |
200.000 - 600.000 |
Sau khi có được phần thô của thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang, chi phí hoàn thiện là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị sử dụng và thẩm mỹ kiến trúc này. Ngoài ra, còn rất nhiều phụ kiện thiết bị vệ sinh khác tùy vào mục đích sử dụng và phong cách thiết kế. Với khả năng kinh tế của cá nhân, chủ đầu tư có thể cân nhắc chọn nội thất nhà vệ sinh phù hợp với khả năng.
Hãy cùng tham khảo bảng giá nguyên vật liệu hoàn thiện không gian nhà vệ sinh một cách tiết kiệm theo bảng dưới đây:
Loại vật liệu |
Số lượng |
Thành tiền |
Gạch ốp sàn |
10 - 20 viên |
1.500.000 - 6.000.000 |
Gạch ốp tường |
10 - 20 viên |
1.500.000 - 6.000.000 |
Sơn tường |
1 - 2 thùng |
500.000 - 2.000.000 |
Bồn cầu |
1 chiếc |
2.000.000 - 5.000.000 |
Lavabo |
1 chiếc |
1.500.000 - 3.000.000 |
Vòi sen |
1 chiếc |
500.000 - 1.000.000 |
Gương |
1 chiếc |
200.000 - 500.000 |
Cửa |
1 chiếc |
1.000.000 - 5.000.000 |
Đèn |
2 - 4 chiếc |
100.000 - 500.000 |
>>> Tham khảo các mẫu gạch ốp lát đẹp tại Hùng Lan dưới đây:
Gạch Á Mỹ 21.A.360.0131
Gạch Á Mỹ 22.A.360.3355
Gạch Á Mỹ 22.A.360.3385
Gạch Á Mỹ 22.C.360.3596
>>> Tham khảo các mẫu thiết bị vệ sinh đẹp tại Hùng Lan dưới đây:
3. Chi phí xử lý hệ thống thoát nước và bể phốt
Để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh, ngay từ bước đầu cần thiết kế một công trình với chất lượng hệ thống thoát nước và bể phốt phải thật hiệu quả. Điều đó tránh sự tắc nghẽn,tích tụ chất bẩn sau thời gian dài sử dụng gây ô nhiễm môi trường sống. Chi phí để xây dựng hệ thống thoát nước và bể phốt phụ thuộc vào kích thước nhà vệ sinh, số lượng thiết bị vệ sinh và cả chất liệu của hệ thống.
Dưới đây là bảng tham khảo về chi phí cho hệ thống thoát nước và bể phốt trong xây nhà vệ sinh dưới cầu thang:
Loại vật liệu |
Số lượng |
Thành tiền |
Ống thoát nước |
20 - 40 m |
2.000.000 - 8.000.000 |
Bể phốt |
1 chiếc |
5.000.000 - 10.000.000 |
Đinh, thép |
10 - 20 kg |
1.500.000 - 4.000.000 |
Nhân công lắp đặt |
20 - 40 m |
4.000.000 - 12.000.000 |
Diện tích của hệ thống thoát nước và bể phốt có thể thay đổi theo từng thiết kế nhà vệ sinh. Đồng thời, số lượng nhân công lắp đặt cũng có thể thay đổi theo đó.
4. Chi phí nhân công
Đây là một khoản cũng không thể không kể đến trong thi công. Diện tích nhà vệ sinh càng lớn, thiết kế càng phức tạp thì thời gian thi công càng nhiều, chi phí càng cao. Thông thường, chi phí nhân công trong thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang có giá từ 200.000 đến 300.000 đồng/ngày/người. Tuy nhiên nó có thể thay đổi tùy địa điểm và đơn vị thi công đó có uy tín và đảm bảo chất lượng hay không. Tham khảo bảng phí nhân công khi thiết kế nhà vệ sinh chân cầu thang dưới đây để ước tính được mức chi phí phải chi trả:
Công việc |
Thời gian |
Chi phí (VNĐ) |
Phá dỡ, đục tường |
1 - 2 ngày |
200.000 - 400.000 |
Lắp đặt hệ thống thoát nước và bể phốt |
2 - 3 ngày |
600.000 - 900.000 |
Xây, trát tường |
3 - 4 ngày |
600.000 - 1.200.000 |
Ốp lát tường, sàn |
2 - 3 ngày |
400.000 - 600.000 |
Lắp đặt thiết bị vệ sinh |
1 - 2 ngày |
400.000 - 600.000 |
Sơn tường |
1 - 2 ngày |
200.000 - 400.000 |
Hoàn thiện |
1 - 2 ngày |
200.000 - 400.000 |
5. Những chi phí có thể phát sinh trong trường hợp đặc biệt
Ngoài những chi phí cơ bản đã nêu phía trên, khi thực sự bước vào thi công sẽ có thể có nhiều sự phát sinh chưa thể lường trước. Nếu không gian dưới cầu thang chưa phù hợp để có thể thiết kế nhà vệ sinh ngay thì chủ đầu tư cần chi trả cho việc cải tạo, thay đổi lại cấu trúc khu vực này để phù hợp với thiết kế. Ngoài ra trong một vài trường hợp cần xin giấy phép xây dựng và các phê duyệt từ cơ quan chức năng. Và rất nhiều chi phí khác đều có thể phát sinh vượt khỏi dự trù ban đầu. Vì vậy trước khi bắt đầu xây dựng, chủ sở hữu phải có thêm 1 khoản chi phí dự phòng cùng với tổng các chi phí đã tính ở trên.
V. Gợi ý những cách thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn dưới cầu thang được ưa chuộng hiện nay
Hiểu thấu nhu cầu xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang của mọi người, Hùng Lan có mang tới một vài gợi ý cách thiết kế được ưa chuộng sau đây.
1. Tích hợp các vật dụng với nhiều công năng khác nhau
Để tiết kiệm tối ưu không gian, các nội thất được sử dụng sẽ ưu tiên có nhiều tính năng hơn phù hợp với mục đích sử dụng và giữ được sự thông thoáng. Ví dụ, sử dụng tủ chậu có thể tận dụng khoảng trống dưới để cất giữ những vật dụng nhỏ như: kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, đồ chăm sóc da một cách tiện lợi.
Cùng tham một vài mẫu chậu tủ dưới đây tại Showroom Hùng Lan thường được lựa chọn trong thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang.
Bộ tủ chậu Elimen F2682A
Bộ tủ chậu Elimen F2773
Bộ tủ chậu Elimen F2778A
Bộ tủ chậu Elimen F2779A
2. Thiết kế tạo hiệu ứng mở rộng bằng vật liệu trong suốt
Không gian nhỏ hẹp mà vẫn mang lại cảm giác thoải mái thì đó là nhờ vào thiết kế nhà vệ sinh bằng các vật liệu tạo cảm giác như không gian được rộng mở hơn. Đầu tiên sử dụng màu sắc tươi sáng như màu sơn, màu gạch và nội thất để nhà vệ sinh sáng sủa, thông thoáng và tràn ngập sức sống. Đối với các nội thất như cửa hãy sử dụng vật liệu trong suốt tạo cảm giác không gian liền mạch, rộng rãi hơn và cũng giúp khuếch tán ánh sáng. Kết hợp với gương chiếu sáng tạo hiệu ứng mở rộng đồng thời làm điểm nhấn cho căn phòng.
3. Sử dụng các thiết bị hiện đại, thông minh
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn có xu hướng áp dụng các công nghệ thông minh vào tất cả lĩnh vực đời sống và nhà vệ sinh không ngoại lệ. Hơn nữa, đây lại là nhu cầu thiết yếu, thường xuyên của mỗi người nên ai cũng mong muốn có được cảm giác tiện dụng, thoải mái nhất. Dưới đây là một bài vật liệu hiện đại được quan tâm nhiều nhất:
- Đèn cảm biến chuyển động sẽ tự động phát sáng khi có người vào nhà vệ sinh giúp tiết kiệm điện năng và tạo sự thuận tiện.
- Bồn cầu tích hợp vòi rửa thông minh thay thế bồn cầu thường với tính năng đóng mở nắng tự động, xả tự động, vòi rửa có thể điều chỉnh áp lực và nhiệt độ,...
- Sen tắm thông minh có thể điều chỉnh nhiệt đồ phù hợp kết hợp với chế độ xông hơi, massage giúp xóa tan sự mệt mỏi cả ngày.
- Gương thông minh tích hợp màn hình cảm ứng cho phép xem thông tin thời tiết hoặc chạy các ứng dụng khác mang đến cảm giác mới mẻ cho người dùng.
- Hệ thống thông gió và hút ẩm tự động phù hợp với những gia đình bận rộn, không có thời gian dọn dẹp mà vẫn có thể tận hưởng không gian trong lành và khô ráo.
Những thiết bị thông minh này sẽ đưa cuộc sống gia đình lên một tầm cao mới. Sau một ngày dài học tập và làm việc mệt mỏi thì chính nhà vệ sinh nhỏ bé cũng có thể trở thành nơi thư giãn.
>>>Tham khảo ngay một vài mẫu bồn cầu thông minh, hiện đại dưới đây:
Bồn cầu thông minh Shinko SH6601
Bồn cầu thông minh Shinko SH6602
Bồn cầu thông minh Shinko SH6604
Bồn cầu thông minh Shinko SH6612
>>> Các mẫu gương tắm được nhiều lựa chọn hiện nay tại Showroom Hùng Lan:
V. Tham khảo các mẫu nhà vệ sinh dưới cầu thang vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa tiện dụng
Bài viết đã cung cấp một hệ thống thông tin về nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang để bạn có thể quyết định có nên sử dụng thiết kế này trong căn nhà của mình không và nếu có thì sẽ làm cách nào để có thể tạo ra một không gian hoàn hảo nhất theo phong cách riêng.