Cùng với độ cứng, độ bền thì độ hút nước là đặc trưng cơ lý quan trọng cần xem xét khi mua gạch. Đây là yếu tố chính ảnh hưởng chất lượng của gạch ốp lát và xa hơn là cả công trình của bạn. Nếu bạn chưa năm rõ được chỉ số này hãy cùng showorom Hùng Lan tìm hiểu nhé!

Độ hút nước của gạch - Yếu tố quyết định chất lượng và độ bền của công trình
Độ hút nước là yếu tố quan trọng khi chọn mua gạch ốp lát

I. Độ hút nước của gạch là gì? Phân loại gạch dựa trên độ hút nước

Dựa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13113:2020 (ISO 13006:2018) về gạch gốm ốp lát thì độ hút nước của gạch là phần trăm theo khối lượng mà nước/ hơi nước có thể thấm vào xương gạch ở trạng thái khô. Gạch có độ hút nước càng thấp thì khả năng chống thấm, độ bền và khả năng chịu các tác động từ bên ngoài càng cao.  Độ hút nước dùng để phân loại theo nhóm gạch.

Độ hút nước của gạch được xác định bằng cách ngâm mẫu thử nghiệm vào trong nước có nhiệt độ 20 ± 0,5oC trong vòng 24 tiếng.  

Gạch được chia thành 3 nhóm có độ hút nước thấp, trung bình và cao, với thứ tự lần lượt là nhóm I, II và III

Độ hút nước của gạch chia theo 3 nhóm chính

Nhóm I: Gạch có độ hút nước thấp, tức là có hệ số hút nước Eb ≤ 3 %

Nhóm I bao gồm các thành phần sau:

1) đối với gạch được sản xuất bằng phương pháp ép đùn:

1.1) Eb ≤ 0,5 % (Nhóm AIa)

1.2) 0,5 % < Eb ≤ 3 % (Nhóm AIb)

2) đối với gạch được sản xuất bằng phương pháp sấy khô:

2.1) Eb ≤ 0,5 % (Nhóm BIa)

2.2) 0,5 % < Eb ≤ 3 % (Nhóm BIb)

Nhóm II: Gạch có độ hút nước trung bình tức là 3 % < Eb ≤ 10 %

Nhóm II bao gồm những điều sau đây:

1) đối với gạch được sản xuất bằng phương pháp ép đùn:

1.1) 3 % < Eb ≤ 6 % (Nhóm AIIa)

1.2) 6 % < Eb ≤ 10 % [Nhóm AIIb)

2) đối với gạch được sản xuất bằng phương pháp sấy khô:

2.1) 3 % < Eb ≤ 6 % (Nhóm BIIa)

2.2) 6 % < Eb ≤ 10 % (Nhóm BIIb)

Nhóm III. Gạch có độ hút nước cao, cụ thể là Eb > 10 %

Việc hiểu rõ độ hút nước của gạch giúp bạn đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn loại gạch phù hợp với nhu cầu và điều kiện môi trường của công trình.

II. Tại sao độ nút nước của gạch lại quan trọng?

Gạch ốp lát chất lượng cao luôn phải có tỷ lệ hấp thụ và hút nước thấp . Lý do không gì khác chính là phải có vật liệu ốp lát có khả năng chống chịu được điều kiện thời tiết mà không bị hư hỏng hay bệnh lý trong suốt thời gian sử dụng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nước. Dưới đây là cách ảnh hưởng của độ hút nước của gạch khi thi công.

1. Ảnh hưởng đến độ bền

Độ bền của gạch phụ thuộc lớn vào khả năng chống thấm nước. Gạch có độ hút nước thấp, như gạch porcelain và granite, có cấu trúc đặc chắc, ít thấm nước, giúp gạch không bị nứt vỡ do thấm nước hoặc biến đổi thời tiết. Trong khi đó, gạch có độ hút nước cao dễ bị rạn nứt khi hấp thụ nước trong môi trường ẩm, dẫn đến giảm độ bền của công trình theo thời gian.

Độ hút nước ảnh hưởng thế nào đến chất lượng và độ bền của công trình?
Độ hút nước của gạch ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của sản phẩm và công trình

Khi sử dụng gạch hút nước cao cho các khu vực ngoài trời hoặc ẩm ướt, nước có thể thấm vào bên trong gạch, gây ra hiện tượng phồng rộp hoặc nứt vỡ khi gặp sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt.

2. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Gạch có độ hút nước cao thường dễ bị rêu mốc, ố vàng, hoặc thay đổi màu sắc khi tiếp xúc lâu dài với nước và độ ẩm. Điều này làm giảm đi vẻ đẹp ban đầu của công trình và yêu cầu nhiều chi phí để bảo trì, làm sạch.

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Gạch ít thấm nước sẽ giữ được vẻ đẹp ban đầu

Trong khi đó, gạch với độ hút nước thấp giữ được màu sắc nguyên vẹn và tính thẩm mỹ lâu dài. Nhờ khả năng chống thấm, gạch này ít bị ảnh hưởng bởi nước, giúp duy trì vẻ đẹp tự nhiên và sáng bóng của bề mặt gạch theo thời gian.

3. Ứng dụng trong ốp lát

Gạch có độ hút nước thấp được ưu tiên sử dụng cho các khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp, bể bơi, hoặc khu vực ngoài trời,... nhờ khả năng chống thấm, chống trơn trượt và đảm bảo độ bền lâu dài.

Ứng dụng trong ốp lát
Gạch chống thấm hiệu quả được ưa chuộng trong không gian ngoài trời

Với các khu vực nội thất khô ráo điển hình như phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ, phòng học,... gạch có độ hút nước trung bình như ceramic là lựa chọn phổ biến. Chúng cung cấp sự cân bằng tốt giữa tính thẩm mỹ, độ bền, và giá thành hợp lý.

Tuy nhiên, cần tránh sử dụng gạch hút nước cao ở các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, vì nó có thể làm giảm tuổi thọ công trình và đòi hỏi phải bảo dưỡng nhiều hơn.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hút nước của gạch

Nếu không trực tiếp thử nghiệm độ thấm hút nước của từng mẫu gạch, khách hàng có thể đánh giá tổng quan về chỉ số này qua các yếu tố ảnh hưởng như chất liệu, quá trình sản xuất và bề mặt.

1. Chất liệu gạch

Chất liệu là yếu tố quan trọng quyết định khả năng hút nước của gạch. Gạch được làm từ đất sét tự nhiên, đá granite hay porcelain đều có độ hút nước khác nhau. Độ tinh khiết và thành phần của nguyên liệu quyết định đến cấu trúc lỗ rỗng của gạch, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hút nước. Gạch porcelain và granite có cấu trúc đặc chắc hơn, độ hút nước rất thấp, trong khi gạch ceramic thường có độ xốp cao hơn, dẫn đến khả năng hút nước lớn hơn. Việc lựa chọn chất liệu phù hợp với mục đích sử dụng là cách tốt nhất để đảm bảo tính chống thấm và độ bền của công trình.

Chất liệu gạch
Gạch porcelain có độ hút nước ít hơn cả

2. Quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất gạch cũng ảnh hưởng lớn đến độ hút nước. Gạch được nung ở nhiệt độ cao, như gạch porcelain và granite, sẽ có cấu trúc đặc hơn, ít lỗ rỗng, dẫn đến độ hút nước thấp. Ngược lại, gạch nung ở nhiệt độ thấp hoặc thời gian nung ngắn có thể giữ lại nhiều lỗ khí bên trong, tạo ra độ xốp và tăng khả năng hút nước. Ngoài ra, thời gian nung, công nghệ ép gạch và kiểm soát tỷ lệ nước trong hỗn hợp đất sét trong quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng đến độ đặc của gạch.

Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng đến độ hút nước của gạch

3. Bề mặt gạch

Bề mặt gạch đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự thấm nước. Gạch có bề mặt tráng men thường ít hút nước hơn vì lớp men giúp ngăn nước xâm nhập vào bên trong cấu trúc. Trong khi đó, gạch có bề mặt thô hoặc không tráng men sẽ có nhiều lỗ rỗng nhỏ, khiến nước dễ dàng thấm qua. Điều này khiến bề mặt gạch không chỉ ảnh hưởng đến độ thấm hút mà còn tác động đến tính thẩm mỹ và khả năng bảo dưỡng của gạch.

Bề mặt gạch
Bề mặt men cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ thấm hút của gạch

4. Lớp men phủ

Gạch có phủ men sẽ có khả năng chống thấm nước tốt hơn do lớp men hoạt động như một hàng rào ngăn cản nước thấm vào bên trong.

TIPS: Sử dụng gạch trong môi trường ẩm ướt hãy quan tâm hơn về chỉ số chống trơn trượt của gạch ốp lát

IV. So sánh độ hút nước của gạch ceramic và porcelain

Trên thị trường hiện nay, 2 loại gạch ceramicgạch porcelain được ứng dụng nhiều hơn cả. Mỗi dòng gạch sẽ nổi bật với những ưu điểm riêng, vậy nếu nói về độ hút nên lựa chọn gạch ceramic hay porcelain?

 

Gạch ceramic

Gạch porcelain

Cấu tạo

Được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ vừa phải, có cấu trúc xốp hơn và bề mặt thường được tráng men để bảo vệ

Được làm từ loại đất sét tinh chế và nung ở nhiệt độ rất cao, giúp gạch có cấu trúc đặc và ít xốp hơn

Độ hút nước

Độ hút nước cao hơn, thường dao động từ 3% đến 7%

Độ hút nước rất thấp, thường dưới 0,5% theo tiêu chuẩn quốc tế

Ứng dụng

Vì có cấu trúc xốp, ceramic dễ hấp thụ nước hơn, phù hợp cho các khu vực ít tiếp xúc với nước, như phòng khách, phòng ngủ, hoặc khu vực nội thất khô ráo

Do có cấu trúc đặc chắc và được nung ở nhiệt độ cao, gạch porcelain có khả năng chống thấm nước vượt trội, phù hợp cho các khu vực ẩm ướt như nhà tắm, bếp, hoặc các khu vực ngoài trời

Như vậy gạch porcelain sẽ có khả năng chống thấm nước vượt trội, lựa chọn loại gạch khách hàng cũng cần chú ý đến nhu cầu sử dụng, không gian ứng dụng và giá cả.

V. Những câu hỏi thường gặp về độ hút nước của gạch

Nên chọn gạch có độ hút nước cao hay thấp cho khu vực ngoài trời?

Khu vực ngoài trời nên chọn gạch có độ hút nước thấp để tránh tình trạng nước thấm vào gạch gây nứt vỡ khi thời tiết thay đổi.

Gạch lát nền trong nhà cần có độ hút nước bao nhiêu là hợp lý?

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, gạch lát nền trong nhà thường có độ hút nước từ 0,5% đến 3%, đủ để đảm bảo khả năng chịu lực và chống thấm cho môi trường nội thất.

Độ hút nước có ảnh hưởng đến tuổi thọ của gạch không?

Câu trả lời là có ảnh hưởng. Gạch với độ hút nước thấp sẽ có tuổi thọ cao hơn do khả năng chống thấm và chịu được tác động của môi trường khắc nghiệt.

Hiểu rõ độ hút nước của gạch là bước quan trọng trong việc lựa chọn vật liệu ốp lát phù hợp cho công trình. Độ hút nước không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền, mà còn quyết định khả năng chống thấm và tính thẩm mỹ lâu dài. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và kiểm tra kỹ càng để đảm bảo bạn đang đầu tư đúng vào loại gạch phù hợp, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công trình mà còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và kéo dài tuổi thọ cho không gian sống của bạn. Hi vọng với những chia sẻ về độ hút nước của gạch trên đây bạn có thể nắm rõ được thông số quan trọng này. Hãy đến ngay showroom Hùng Lan để có được mẫu gạch chất lượng nhất nhé!