Không chỉ với ngôi nhà ở thường ngày, ngay cả nơi công cộng, nhà vệ sinh luôn là nơi có thể xuất hiện những mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến việc sử dụng. Mùi hôi nhà vệ sinh không chỉ là vấn đề gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Việc sử lý mùi hôi cần phải thực hiện một cách dứt điểm để đảm bảo không gian sống và làm việc sạch sẽ thoải mái.

5 nguyên nhân và cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh dứt điểm

Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến mùi hôi khó chịu đó và làm thế nào để xử lý triệt để giúp không gian sử dụng luôn sạch sẽ. Trong bài viết dưới đây, Hùng Lan sẽ giúp Quý bạn đọc tìm hiểu 5 nguyên nhân và cách xử lý các nguyên nhân gây mùi hôi nhà vệ sinh cũng như các nguyên tắc sử dụng giúp cho nhà vệ sinh luôn thông thoáng và dễ chịu.

I. Tại sao nhà vệ sinh lại có mùi hôi và cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh

Trước khi tìm hiểu về các nguyên nhân và cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh, cần nhận thức rõ rằng mùi hôi thường phát sinh do sự tích tụ của vi khuẩn, nấm mốc và chất cặn trong môi trường ẩm ướt và thiếu thông thoáng. Đặc biệt, môi trường ẩm ướt và nhiệt đới là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, gây ra mùi hôi không dễ chịu. Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để, cần phải xác định các nguyên nhân cụ thể và áp dụng các biện pháp phòng tránh và xử lý hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh dứt điểm bạn cần biết.

1. Xử lý mùi hôi nhà vệ sinh gây ra do bể phốt đầy

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi trong nhà vệ sinh là do bể phốt tràn đầy. Khi bể phốt không được hút sạch định kỳ, chất thải và chất phân giải trong bể có thể gây ra mùi hôi khó chịu lan ra khắp không gian nhà vệ sinh. Để xử lý tình trạng này, người dùng có thể áp dụng:

1. Hút bể phốt

Việc hút bể phốt định kỳ là biện pháp quan trọng nhằm loại bỏ chất thải tích tụ trong bể. Bằng cách này, không chỉ loại bỏ được nguyên nhân gây ra mùi hôi mà còn đảm bảo sự thông thoáng và sạch sẽ cho hệ thống thoát nước.

2. Sử dụng men vi sinh

Sau khi hút bể phốt, sử dụng men vi sinh có thể giúp giảm thiểu mùi hôi và duy trì môi trường vi sinh vật lành mạnh trong bể. Men vi sinh có khả năng phân hủy chất hữu cơ một cách hiệu quả, giúp giảm thiểu mùi hôi và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Sử dụng men vi sinh sau khi hút bể phốt

2. Xử lý mùi hôi nhà vệ sinh do đường ống thoát nước hay bồn cầu tắc nghẽn

Khi đường ống hay bồn cầu bị tắc, nước và chất thải có thể bị kẹt lại, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi sinh vật và vi khuẩn gây hại, không chỉ tạo mùi hôi mà còn gây ra những mảng bám ố vàng vô cùng khó chịu. Người dùng có thể sử dụng các cách sau đây để xử lý chúng.

2.1. Sử dụng bột thông cống

Sử dụng bột thông cống

 Để sử dụng bột thông cống một cách hiệu quả, cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Rải đều bột thông cống, đảm bảo phủ đầy khu vực bị tắc nghẽn và sử dụng lượng bột theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Bước 2: Sau khi đưa bột thông cống vào cống, đổ một lượng lớn nước nóng (không đến nhiệt độ sôi) vào cống. Nước nóng sẽ kích thích hoạt động của bột thông cống và giúp làm tan chất tắc.

Bước 3:  Đợi trong khoảng 15-30 phút, để bột thông cống hoạt động và làm tan chất tắc. Sau đó, kiểm tra lại đường cống để đảm bảo rằng chất tắc đã được loại bỏ và xả nước 

2.2. Sử dụng Piston

Là công cụ chuyên dụng thường được sử dụng để thông cống trong nhà, Piston vô cùng dễ dàng sử dụng. Bạn chỉ cần đặt đầu của piston vào miệng cống, đảm bảo là nó được đặt chính xác và kín đáo để tạo áp lực. Sau đó, bắt đầu bơm piston nhanh chóng và mạnh mẽ để tạo ra áp lực trong đường cống. Điều này sẽ tạo ra một luồng nước áp lực cao để làm di chuyển chất tắc.

Có thể lặp lại quá trình này một vài lần để đạt được hiệu quả.

Sử dụng Piston để thông cống

2.3. Sử dụng baking soda và giấm 

Tương tự như việc xử lý bồn cầu bị ố vàng, Baking soda và giấm cũng có tác dụng giúp thông đường cống bị tắc nhẹ.

Bước 1: Rải đều một lượng baking soda vào trong đường cống hoặc bồn cầu bị tắc, baking soda sẽ tạo ra một môi trường kiềm nhẹ, giúp làm mềm cặn bẩn.

Bước 2: Sau đó, đổ một lượng giấm vừa đủ, sự kết hợp giữa baking soda và giấm tạo ra phản ứng hóa học, thoát khí CO2 và axit axetic, giúp làm tan hoàn toàn chất gây tắc. 

Chờ trong khoảng 15-20 phút cho phản ứng diễn ra, quá trình này có thể nhận biết được bằng tiếng bọt khí, sau đó kiểm tra đường ống và xả nước sạch sẽ. 

Sử dụng baking soda và giấm

2.4. Đường thoát sàn đã cũ và không thể ngăn được cặn bẩn chạy xuống đường cống

Một vài trường hợp, ga thoát sàn đã quá cũ, không đủ khả năng để có thể ngăn chặn được những cặn bẩn lâu ngày, dẫn đến tắc đường ống gây mùi khó chịu. Điều mà gia chủ cần làm là kiểm tra định kỳ thoát sàn, và thay mới ngay nếu có hiện tượng gãy, vỡ hoặc rỉ sét.

>>>Tham khảo một số thoát sàn chất lượng:

Thoát sàn D&K DK-10056

654.500₫
935.000₫

Thoát sàn D&K DK-10096

705.600₫
1.008.000₫

Thoát sàn Inax FDV-12

263.500₫
310.000₫

Thoát sàn Inax FDV-12F

770.000₫
1.020.000₫

3. Bề mặt nhà vệ sinh và các thiết bị chưa được làm sạch định kỳ

Việc không định kỳ làm sạch bề mặt các thiết bị và phụ kiện vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn có khả năng sinh trưởng và phát triển gây mùi hôi khó chịu. Để xử lý chúng cũng khá đơn giản. Người dùng chỉ cần chuẩn bị một vài sản phẩm tẩy rửa và thuốc khử mùi, sau đó sử dụng theo hướng dẫn sẽ có thể đánh bay được vết bẩn đi kèm mùi khó chịu đó.

4. Hệ thống thông gió kém và không gian bí bách

Khi hệ thống thông gió hoạt động không tốt, không khí trong nhà vệ sinh không được đưa ra ngoài, kết hợp không gian bí bách, mùi khó chịu sẽ bị vương lại. Chính vì vậy, cần kiểm tra hệ thống thông gió thường xuyên để đảm bảo thiết bị vẫn hoạt động bình thường.

Sử dụng hệ thống thông gió

Có thể sử dụng một trong ba thiết bị sau để khiến không gian thông thoáng hơn:

1. Quạt thông gió: Lắp đặt hoặc sử dụng quạt thông gió để tăng cường lưu thông không khí trong nhà vệ sinh. Quạt thông gió sẽ giúp đẩy luồng không khí ô nhiễm ra ngoài và hút không khí sạch từ bên ngoài vào nhà vệ sinh, giúp loại bỏ mùi hôi và cải thiện chất lượng không khí.

2. Máy lọc không khí: Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn và mùi hôi trong không khí. Máy lọc không khí sẽ thu hút và lọc bớt các hạt có hại, giúp không gian trở nên sạch sẽ và tươi mới.

3. Máy khử mùi: Sử dụng máy khử mùi để loại bỏ mùi hôi trong không gian nhà vệ sinh. Các loại máy khử mùi thường sử dụng các hóa chất hoặc phương pháp hấp thụ để tiêu diệt mùi hôi và tạo ra không gian thơm tho và dễ chịu.

Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để khử mùi như bã cafe, sả hay chanh. Đây là những nguyên liệu khử mùi vô cùng tốt bởi khả năng hút mùi cũng như tỏa hương hiệu quả lại không tốn quá nhiều chi phí

5. Một số nguyên nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân chính trên gây ra mùi hôi, có một số nguyên nhân nhỏ khác, cũng khiến xuất hiện mùi khó chịu đó như xuất hiện xác côn trùng không được dọn dẹp hay do thùng rác đậy chưa kín hay chưa dọn sạch sẽ.

Để khử mùi đó thì có thể dùng một số biện pháp đơn giản vẫn thường được sử dụng như sáp thơm, túi thơm khử mùi hay trồng một số loại cây có khả năng hút mùi như cây bạc hà, cây trầu bà hoặc cây nha đam.

Trồng cây khử mùi trong nhà vệ sinh

II. Các nguyên tắc giữ cho nhà vệ sinh luôn thông thoáng

Không chỉ cần tìm cách xử lý mùi khó chịu xuất hiện, mà gia chủ cũng nên thực hiện một số nguyên tắc dưới đây để phòng tránh việc xuất hiện mùi hôi đó, đảm bảo việc vệ sinh luôn an toàn cho cả gia đình.

1. Vệ sinh định kỳ

Để ngăn mùi hôi khó chịu xuất hiện, nhà vệ sinh cần được vệ sinh định kỳ bao gồm vệ sinh sàn nhà, bề mặt thiết bị và phụ kiện vệ sinh. Việc này nên được thực hiện một tuần 1 lần để bụi bẩn không thể bám và gây nấm mốc, vi khuẩn gây hại.

2. Kiểm tra thiết bị thông gió thường xuyên

Đảm bảo kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị thông gió như quạt thông gió hoặc hệ thống thông gió định kỳ. Điều này giúp đảm bảo luồng không khí trong nhà vệ sinh luôn thông thoáng và không bị tắc nghẽn.

3. Tránh để hiện tượng nghẹt cống thoát nước

Hạn chế việc vứt bỏ các vật dụng không phân hủy vào toilet và cống thoát nước. Đảm bảo cống thoát nước luôn thông thoáng bằng cách sử dụng các biện pháp phòng tránh tắc nghẽn như sử dụng màng lọc và hạn chế đổ dầu mỡ vào cống.

4. Sử dụng các biện pháp khử mùi 

Sử dụng các sản phẩm khử mùi hoặc tạo mùi hương dễ chịu để giảm thiểu mùi hôi trong nhà vệ sinh. Các loại sản phẩm này có thể là nến thơm, tinh dầu, hoặc xịt khử mùi.

5. Tránh sử dụng hóa chất tẩy quá mạnh

Hạn chế việc sử dụng hóa chất tẩy rửa quá mạnh hoặc chứa các chất hóa học gây hại cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm vệ sinh và tẩy rửa tự nhiên, nhẹ nhàng như baking soda và giấm.

6. Sử dụng thiết bị vệ sinh và phụ kiện nhà tắm chất lượng

Thiết bị nhà tắm chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những mảng bám và độ bền trong quá trình sử dụng. Trên thị trường có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng mà người dùng có thể lựa chọn như TOTO, INAX, AMERICAN STANDARD,.. Gia chủ có thể tìm mua các thương hiệu này một cách dễ dàng tại hệ thống showroom Hùng Lan. Hùng Lan đảm bảo sẽ tư vấn chăm sóc kỹ càng và chất lượng hàng chính hãng tới tay khách hàng.

Bài viết trên đây, Hùng Lan đã cùng Quý bạn đọc tìm hiểu 5 nguyên nhân và cách xử lý cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh dứt điểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, liên hệ ngay tới hotline để được nhân viên tư vấn hỗ trợ.