Không ràng buộc bởi khuôn mẫu, mở ra cơ hội sáng tạo vô tận cho những ai yêu thích sự mới mẻ, tinh tế và tiện nghi trong từng chi tiết, phong cách đương đại - sự hòa quyện giữa hiện đại, tối giản và cá tính - đang trở thành lựa chọn hàng đầu trong thiết kế nội thất, kiến trúc và cả nghệ thuật sống. Cùng showroom Hùng Lan tìm hiểu kĩ hơn về phong cách này nhé!
1. Phong cách đương đại (Contemporary) là gì?
Phong cách thiết kế đương đại là sự phản chiếu sinh động của nhịp sống hiện đại – nơi tính thẩm mỹ, công năng và sự tinh giản được kết hợp hài hòa. Xuất hiện từ những năm 1970, đương đại không bắt đầu như một phong cách riêng biệt mà là sự giao thoa giữa nhiều trường phái như Chủ nghĩa Hiện đại, Hậu hiện đại, Art Deco, Giải kiến tạo hay Vị lai. Nhờ khả năng linh hoạt và không ngừng thích nghi với thời đại, phong cách này ngày càng phát triển thành một xu hướng thiết kế độc lập và có sức ảnh hưởng rộng khắp.

Không gian mang phong cách đương đại thường gây ấn tượng bởi đường nét rõ ràng, bề mặt phẳng mịn, bảng màu trung tính và cách sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách thông minh. Các yếu tố tối giản nhưng tinh tế được ưu tiên, tạo nên sự thoáng đãng và thanh lịch cho nội thất. Đây là phong cách lý tưởng cho những ai yêu thích cái đẹp hiện đại, mong muốn một không gian sống vừa tiện nghi vừa mang dấu ấn cá nhân, luôn đổi mới theo xu hướng nhưng không bị ràng buộc bởi quy chuẩn cố định.
2. Các đặc trưng của phong cách đương đại
Không giống như các phong cách thiết kế có tính cố định, phong cách đương đại luôn phát triển và biến hóa theo thời gian. Nó là sự tổng hòa của những xu hướng hiện tại, mang tinh thần cởi mở, linh hoạt và chú trọng trải nghiệm không gian.

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật giúp nhận diện phong cách thiết kế đương đại:
1. Tối giản nhưng không đơn điệu
Phong cách đương đại ưu tiên sự tối giản trong bố cục và hình khối. Đường nét thiết kế thường rõ ràng, dứt khoát, tránh các chi tiết rườm rà. Tuy nhiên, sự tối giản không đồng nghĩa với đơn điệu – mỗi chi tiết đều có mục đích rõ ràng, góp phần làm nổi bật tổng thể hài hòa và tinh tế.
2. Tính bất đối xứng
Bố cục không gian và hình khối kiến trúc của phong cách đương đại không tuân theo nguyên tắc đối xứng. Mà chúng được sắp xếp tự do, tạo ra điểm nhấn thị giác mới lạ. Các kiến trúc sư đương đại luôn thử nghiệm hình khối tỷ lệ độc đáo, tạo nên công trình khác biệt ấn tượng, linh hoạt trong thiết kế nhưng phù hợp với chức năng sử dụng.
3. Bảng màu trung tính làm nền chủ đạo
Màu trắng, xám, be, đen... là những gam màu thường xuyên xuất hiện trong thiết kế đương đại. Chúng tạo cảm giác thanh lịch, nhẹ nhàng và dễ kết hợp với các điểm nhấn màu sắc nổi bật như xanh rêu, vàng đồng, cam đất hoặc những chất liệu tự nhiên như gỗ, đá, kim loại.
4. Chất liệu hiện đại và bề mặt mịn màng
Không gian đương đại sử dụng các vật liệu như kính, thép không gỉ, bê tông đánh bóng, nhôm hoặc gỗ công nghiệp với bề mặt phẳng, sạch và nhẵn mịn. Các chất liệu này vừa mang tính thẩm mỹ cao vừa đảm bảo công năng sử dụng, phản ánh đúng tinh thần thiết kế hiện đại.
5. Tận dụng ánh sáng tự nhiên và chiếu sáng nghệ thuật
Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong phong cách đương đại. Các thiết kế thường ưu tiên mở rộng cửa sổ, giếng trời để đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà. Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại với thiết kế độc đáo cũng được sử dụng để tạo điểm nhấn và tăng chiều sâu cho không gian.
6. Kết hợp đường cong và đường thẳng một cách khéo léo
Dù ưu tiên sự đơn giản, phong cách đương đại vẫn biết cách tạo điểm nhấn bằng những đường cong mềm mại trên nền hình khối vuông vức. Ghế, đèn hay phụ kiện decor thường có kiểu dáng độc đáo, vừa mềm mại vừa cá tính, giúp tổng thể không gian trở nên sinh động hơn.
3. Ưu điểm của phong cách đương đại
Sự tinh gọn, tiện nghi và khả năng thích nghi linh hoạt với mọi không gian khiến đương đại trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhiều gia đình hiện đại. Vậy cụ thể, đâu là lý do khiến phong cách này ngày càng được ưa chuộng?

Dưới đây là các ưu điểm nổi bật của phong cách đương đại, cùng tham khảo nhé:
1. Dễ thích nghi với nhiều loại không gian
Phong cách đương đại không bó hẹp trong một khuôn mẫu cố định, nhờ đó có thể dễ dàng áp dụng cho nhiều loại hình nhà ở – từ căn hộ nhỏ, nhà phố cho đến biệt thự hoặc văn phòng làm việc. Sự linh hoạt trong bố cục và lựa chọn vật liệu giúp không gian luôn phù hợp với nhu cầu thực tế của từng gia chủ.
2. Tối ưu hóa công năng sử dụng
Với nguyên tắc "ít nhưng đủ", thiết kế đương đại đề cao tính tiện ích. Mỗi món đồ nội thất đều phục vụ một chức năng cụ thể, hạn chế sự dư thừa. Nhờ đó, không gian sống trở nên gọn gàng, dễ sử dụng và giảm bớt cảm giác lộn xộn thường thấy trong các phong cách truyền thống.
3. Tạo cảm giác rộng rãi và thoáng đãng
Các yếu tố như màu sắc trung tính, đường nét rõ ràng, không gian mở và ánh sáng tự nhiên giúp căn nhà mang phong cách đương đại luôn sáng sủa, thông thoáng và dễ chịu. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ngôi nhà có diện tích hạn chế hoặc cần tối ưu hóa sự thoải mái.
4. Dễ kết hợp nội thất và trang trí
Với thiết kế đơn giản và tinh tế, phong cách đương đại dễ dàng kết hợp với các món nội thất hiện đại, phụ kiện trang trí tối giản hoặc mang hơi hướng nghệ thuật. Gia chủ có thể thay đổi điểm nhấn theo mùa, theo xu hướng mà không làm mất đi sự hài hòa tổng thể.
5. Tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo trì
Do hạn chế các chi tiết phức tạp và ưu tiên sử dụng vật liệu hiện đại, dễ vệ sinh như kính, kim loại, gỗ công nghiệp… phong cách đương đại giúp tiết kiệm chi phí thi công cũng như bảo trì dài hạn. Đồng thời, tính bền vững của vật liệu cũng đảm bảo tuổi thọ sử dụng lâu dài.
6. Phù hợp với lối sống hiện đại và thẩm mỹ cá nhân
Không rập khuôn như một số phong cách cổ điển, đương đại cho phép gia chủ thể hiện cá tính qua cách bài trí, lựa chọn màu sắc hay điểm nhấn nghệ thuật. Không gian vì thế trở nên gần gũi hơn, phản ánh được gu thẩm mỹ và phong cách sống riêng biệt.
4. Sự khác biệt giữa phong cách hiện đại và đương đại
Phong cách đương đại và phong cách hiện đại rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Bảng so sánh sự khác biệt giữa 2 phong cách thiết kế kiến trúc nội thất này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là phong cách hiện đại và thế nào là đương đại.
Tiêu chí so sánh |
Phong cách hiện đại |
Phong cách đương đại |
Thời điểm hình thành |
Xuất hiện cuối thế kỷ 19, phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20 |
Từ giữa thế kỉ 20, liên tục thay đổi phản ánh xu thế từng giai đoạn |
Tính chất |
Ổn định, ít thay đổi, có nguyên tắc thiết kế rõ ràng |
Linh hoạt, thay đổi theo từng thời điểm và xu hướng thiết kế hiện hành |
Đường nét |
Đặc trưng bởi đường hình học rõ ràng, sắc nét, vuông vắn, góc cạnh |
Kết hợp nhiều kiểu dáng khác nhau có cả đường cong mềm mại |
Màu sắc chủ đạo |
Ưu tiên sử dụng tone màu trung tính như trắng, xám, be, và nâu nhạt. |
Kết hợp cả màu trung tính và màu nổi bật thời thượng, thay đổi linh hoạt |
Vật liệu |
Kính, thép, bê tông, gỗ tự nhiên, và các vật liệu công nghiệp |
Đa dạng, bao gồm vật liệu hiện đại và vật liệu tái chế như mây, tre, kim loại, nhựa. |
Nội thất |
Đơn giản, trọng công năng, ưu tiên sự tiện nghi |
Tối giản, độc đáo và có thể kết hợp nhiều phong cách |
Xu hướng |
Không thay đổi nhiều theo thời gian, ít phối hợp với các phong cách khác |
Luôn thay đổi cập nhật xu hướng mới. Có thể kết hợp với phong cách công nghiệp, tối giản hay Bắc Âu |
Mục tiêu chính |
Tập trung vào công năng, hiệu quả sử dụng không gian |
Mang tính sáng tạo, đổi mới, cập nhật ở từng thời điểm |

5. Ứng dụng của phong cách đương đại trong kiến trúc nội thất
Phong cách thiết kế kiến trúc nội thất đương đại có tính ứng dụng cao, không ngừng phát triển, sáng tạo và phản ánh những điều đang xảy ra. Sau đây là một số ứng dụng của phong cách này trong các công trình nhà phố, biệt thự, căn hộ chung cư, nhà hàng, quán cafe, showroom kiểu đương đại.
5.1 Thiết kế nhà phố phong cách đương đại
Nhà phố đặc trưng là hep ngang và dài vào phía trong vì thế thiết kế nhà phố phong cách đương đại ưu tiên không gian mở, ánh sáng tự nhiên, thông gió tốt. Mặt tiền cần có hình khối rõ ràng, tối giản có thể dùng lam chắn nắng, ban công kính, tường gạch thô hoặc ốp đá tự nhiên thô. Phòng khách nội thất tinh giản, màu trung tính, đèn thả trần thiết kế lạ mắt. Cầu thang kính cường lực, tay vịn gỗ hoặc kim loại đen thanh mảnh, nhẵn mịn. Phòng ngủ sử dụng sàn gỗ, tủ âm tường, rèm trơn màu, ánh sáng đèn Led hắt tường, trần. Bếp ăn có thể sử dụng tủ bếp tối màu tone xám hoặc đen, bàn ăn tối giản, đèn thả cụm tròn hoặc dạng công nghiệp.

5.2 Thiết kế biệt thự phong cách đương đại
Thiết kế biệt thự phong cách đương đại thường có không gian mở, sang trọng nhưng không phô trương. Hướng tới sự hài hoà giữa không gian sống và thiên nhiên nên mặt tiền có nhiều cửa kính, sân vườn, hồ nước. Kiến trúc tổng thể kiểu khối hộp bất đối xứng mái bằng hoặc mái lệch, sử dụng kính, đá, gỗ hoặc bê tông trần. Không gian sân vườn có thể bố trí tiểu cảnh hồ cá, tường đá, bồn cây nhỏ, thảm cỏ xanh mượt. Phòng khách sofa lớn dạng chữ L, màu sắc trung tính, đèn thả trần mảnh mai kiểu dáng độc đáo.

5.3 Thiết kế căn hộ chung cư phong cách đương đại
Chung cư thường có diện tích hạn chế vì thế khi thiết kế căn hộ phong cách đương đại cần không gian mở bố trí liên thông giữa phòng khách, bếp và bàn ăn. Màu sắc chủ đạo là các gam màu trung tính như trắng, be, ghi sáng, xám nhạt kết hợp các tông màu nổi bật như đen mờ, xanh than, cam cháy, nâu đất ở tranh, đèn hoặc gối tựa. Nội thất gọn gàng, thông minh và đa năng. Chất liệu dùng có thể là gỗ, kính, vải bố thô, kim loại đen mờ. Ánh sáng tự nhiên cửa sổ lớn, rèm trơn màu sáng kết hợp với đèn âm trần, đèn thả cụm tạo chiều sâu nghệ thuật. Vật liệu trang trí có thể chậu cây mini, decor kim loại, gương bo kim loại, tranh trừu tượng.
Thiết kế căn hộ chung cư penthouse phong cách đương đại với cầu thang ấn tượng, chất liệu cao cấp, bề mặt bóng mịn
5.4 Thiết kế nhà hàng quán cafe, showroom, văn phòng phong cách đương đại
Phong cách đương đại (Contemporary) rất được ưa chuộng trong các không gian dịch vụ, thương mại như nhà hàng, quán cafe, showroom, văn phòng bởi sự trẻ trung, tinh tế, ấn tượng và phù hợp với đại đa số khách hàng.
Quán cafe phong cách đương đại, không gian mở nhiều ánh sáng sử dụng cây xanh, gỗ mộc, đèn trang trí độc đáo. Mặt tiền kính trong suốt, bảng hiệu đơn giản, sử dụng đèn rọi. Khu vực tiếp khách dùng bàn ghế chân sắt, sofa đơn, màu trung tính, tường gạch thô hoặc sàn bê tông mài. Quầy pha chế tối giản, dùng gạch ốp bề mặt men matt, bảng menu viết tay. Trang trí tranh canvas, gương lớn, đèn thả kim loại.
Nhà hàng phong cách đương đại sang trọng, hiện đại, gần gũi và không gian có chiều sâu. Không gian chính sử dụng sàn gỗ hoặc đá, màu trầm, bàn ghế da. Ánh sáng sử dụng đèn treo thả cụm nghệ thuật, đèn rọi tranh. Các chi tiết nhấn vách trang trí bằng gỗ thanh lam, kim loại, sơn tĩnh điện, tranh trừu tượng khổ lớn.

Showroom phong cách đương đại, hình khối đơn giản, ánh sáng tốt, bố trí sản phẩm khoa học để làm nổi bật sản phẩm. Sàn, trần, tường dùng màu xám hoặc trắng, sàn gỗ hoặc giả xi măng, trần đen lộ kỹ thuật. Kệ trưng bày khối hộp, module rời, kệ kính, sắt sơn đen. Đèn trang trí sử dụng đèn ray, đèn rọi sản phẩm. Logo thiết kế tối giản vật liệu mica hoặc Inox mờ.

Thiết kế văn phòng phong cách đương đại, không gian mở, tạo cảm hứng làm việc gắn kết đội nhóm. Sử dụng vật liệu hiện đại, dễ bảo trì, nội thất tối giản. Sảnh lễ tân đơn sắc, logo nổi bật, đèn âm trần. Khu làm việc bàn cụm tròn, ghế kim loại, tủ hồ sơ chìm, vách kính mờ phân chia. Phòng họp bàn gỗ lớn, ghế hiện đại, đèn âm trần hoặc thả trần kết hợp trang trí cây xanh, tranh nghệ thuật.

6. Các mẫu gạch ốp lát phù hợp phong cách đương đại
Đối với không gian theo phong cách đương đại, những mẫu gạch có thiết kế tối giản, màu sắc trung tính và bề mặt mịn là lựa chọn lý tưởng. Gạch vân xi măng, gạch giả đá tự nhiên, gạch đơn sắc tông trắng – xám – đen hay gạch hiệu ứng bê tông đều rất phù hợp. Ngoài ra, các mẫu gạch khổ lớn hoặc gạch lát nền mờ (matt) giúp tạo cảm giác liền mạch, thoáng đãng, đồng thời tôn lên vẻ tinh tế, hiện đại và sang trọng cho tổng thể không gian. Sau đây là một số mẫu gạch ốp lát phù hợp cho phong cách thiết kế kiến trúc đương đại từ Showroom Hùng Lan.
6.1 Mẫu gạch ốp lát phù hợp phòng khách phong cách đương đại
Phòng khách phong cách đương đại thường chú trọng sự tinh giản, hiện đại và thoáng đãng. Gạch lát nền nên chọn loại gạch khổ lớn (60x60, 80x80 hoặc 60x120), màu trung tính như trắng, xám nhạt, ghi hoặc be để tạo cảm giác rộng rãi và sang trọng. Các mẫu gạch vân đá nhẹ, gạch hiệu ứng xi măng, hoặc gạch men matt sẽ phù hợp với không gian thanh lịch, hiện đại. Nếu muốn tạo điểm nhấn cho mảng tường tivi hoặc tường sau sofa, có thể sử dụng gạch ốp vân đá bóng nhẹ, gạch 3D tinh tế hoặc gạch vân vải để tăng chiều sâu và tính thẩm mỹ cho không gian.

Gạch Viglacera CL2-P121204
Gạch Viglacera SH1-P121201
Gạch Viglacera SH3-P121201
Gạch Viglacera SH3-P121202
6.2 Mẫu gạch ốp lát phù hợp phòng bếp phong cách đương đại
Phòng bếp mang phong cách đương đại thường ưu tiên sự gọn gàng, hiện đại và dễ vệ sinh. Gạch lát nền nên chọn loại gạch men matt, vân đá nhẹ hoặc gạch hiệu ứng xi măng với tông màu trung tính như xám, ghi, be để tạo nền thanh lịch và sạch sẽ. Đối với khu vực ốp tường bếp, các mẫu gạch ốp vân đá sáng màu, gạch thẻ (subway) màu trắng hoặc gạch bề mặt bóng nhẹ sẽ giúp không gian sáng sủa và dễ lau chùi. Gạch khổ nhỏ ốp cách điệu cũng có thể được dùng để tạo điểm nhấn tinh tế mà không phá vỡ bố cục tối giản của tổng thể.

Gạch Catalan 12003
Gạch Catalan 48010
Gạch Catalan 48018
Gạch Catalan 48019
Gạch Ấn Độ HLA88004VA
Gạch Ấn Độ HLA88006IM
Gạch Ấn Độ HLA88008IM
Gạch Ấn Độ HLA88050VA
6.3 Mẫu gạch ốp lát phù hợp phòng ngủ phong cách đương đại
Trong phòng ngủ theo phong cách đương đại, gạch lát nền nên ưu tiên các mẫu gạch men mờ (matt), tông màu trung tính như xám nhạt, be, kem hoặc trắng ngà để tạo cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn. Gạch vân đá tự nhiên, vân xi măng hay gạch giả gỗ tông sáng cũng rất được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp tối giản và hiện đại. Nếu muốn tạo điểm nhấn nhẹ nhàng cho mảng tường đầu giường, có thể sử dụng gạch ốp vân gợn nhẹ hoặc gạch 3D tinh tế, vừa đủ nổi bật mà vẫn giữ được sự hài hòa, thanh lịch đặc trưng của phong cách đương đại.

Gạch Ấn Độ HLA612172VA
Gạch Trung Quốc HLTQ38008EL
Gạch Trung Quốc HLTQ38012EL
Gạch Trung Quốc HLTQ918011EL
Gạch Trung Quốc HLTQ212005EL
Gạch Trung Quốc HLTQ212008EL
Gạch Trung Quốc HLTQ212009EL
Gạch Trung Quốc HLTQ212011EL
6.4 Mẫu gạch ốp lát phù hợp phòng tắm, nhà vệ sinh phong cách đương đại
Nguyên tắc chung chọn gạch ốp lát phòng tắm phong cách đương đại là đường nét sạch sẽ, tối giản thêm chút cá tính.
Gạch lát nền nên chọn loại chống trơn trượt, bề mặt men mờ hoặc nhám nhẹ, tông màu trung tính như xám, ghi, be, trắng kem. Gạch vân xi măng, vân đá mờ nhẹ, hoặc gạch giả terrazzo là lựa chọn phổ biến.
Với gạch ốp tường, nên dùng các mẫu gạch khổ vừa đến lớn (30x60, 60x60, 30x80…), màu sáng hoặc trung tính để tạo cảm giác thoáng rộng. Có thể tạo điểm nhấn bằng một dải gạch vân đá bóng nhẹ hoặc gạch ốp 3D họa tiết tinh tế ở khu vực lavabo hoặc bồn tắm đứng.

Gạch Á Mỹ 21.B.360.0398
Gạch Á Mỹ 21.B.360.6322
Gạch Á Mỹ 21.B.360.6323
Gạch Á Mỹ 22.B.360.3588
Quý khách có nhu cầu mua gạch ốp tường, lát nền, gạch trang trí phù hợp với phong cách đương đại có thể đến với Showroom gạch ốp lát cao cấp Hùng Lan. Với gần 10 năm kinh doanh trên thị trường, Showroom Hùng Lan cung cấp các loại gạch vân đá, gạch vân gỗ, gạch vân xi măng, gạch 3D trang trí chất lượng cao, giá ưu đãi, miễn phí vận chuyển tại Hà Nội