Bình nóng lạnh là thiết bị điện rất cần thiết giúp cho việc sinh hoạt trong gia đình trở nên thuận tiện hơn, đặc biệt vào mùa đông. Để bình nóng lạnh hoạt động ổn định và an toàn không thể thiếu việc trang bị các thiết bị chống giật. Hãy cùng Hùng Lan đi làm rõ hơn về các loại thiết bị này nhé!
Máy nước nóng dùng cho gia đình hoạt động trên nguyên lý đốt nóng, sử dụng nguồn điện. Do vậy nếu sảy ra sự cố sẽ gây nguy hiểm cho người tắm khi mà điện có thể nhiễm vào nước. Đối với những dòng sản phẩm cũ thường không có sẵn ELCB, do vậy để đảm bảo an toàn cho gia đình và chính bản thân mình, cần lắp đặt thêm thiết bị này để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, đối với những dòng sản phẩm cao cấp hiện nay đều được tích hợp thiết bị ELCB trên dây dẫn. Ngoài ra còn được trang bị công nghệ chống giật kép, đảm bảo người sử dụng luôn an toàn trức các sự cố về điện không may xảy ra.
I. Thiết bị chống giật bình nóng lạnh
1. Thiết bị chống giật là gì?
ELCB là cụm từ viết tắt của Earth Leakage Circuit Breaker, là một thiết bị được đặt bên trong bình nước nóng, thường được gọi là thiết bị chống rò điện ELCB.
Cầu dao này có chức năng ngắt kết nối giữa thiết bị với mạch điện bất cứ khi nào xuất hiện rò điện thông qua cơ thể con người khi chạm phải các phần mạng điện của thiết bị.
Máy nước nóng được lắp bộ ELCB để hạn chế sự cố chạm điện bên trong máy, ngắt điện khi có sự cố, đảm bảo an toàn cho tính mạng con người cũng như phòng chống cháy nổ.
2. Cơ chế hoạt động của ELCB bình nóng lạnh
ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker) trong bình nóng lạnh hoạt động dựa trên sự cân bằng giữa dòng điện đi vào và dòng điện trở về. Khi thiết bị hoạt động bình thường, dòng điện ở dây nóng và dây mát sẽ bằng nhau, từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu lẫn nhau, dẫn đến điện áp ở cuộn thứ cấp bằng 0.
Tuy nhiên, nếu có dòng điện rò rỉ do cách điện bị hỏng, sự mất cân bằng này sẽ xảy ra, khiến từ trường không triệt tiêu được nhau. Khi dòng điện rò rỉ vượt quá ngưỡng an toàn (thường là 30mA), ELCB sẽ tự động ngắt nguồn điện trong vòng vài mili giây, bảo vệ người sử dụng khỏi nguy cơ điện giật. Sau khi ngắt điện, người dùng cần kiểm tra và khắc phục nguyên nhân trước khi khôi phục lại hoạt động của ELCB.
3. Công dụng của ELCB chống giật
Nếu aptomat ELCB là thiết bị có chức năng đóng ngắt nguồn điện khi xảy ra tình trạng quá tải, ngắn mạch hay chập điện, thì dây chống giật ELCB nhanh chóng phát hiện hiện tượng rò rỉ điện và tự động ngắt nguồn để bảo vệ an toàn cho người sử dụng. Do đó, bạn nên kết hợp sử dụng cả hai thiết bị này để đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị. Bên cạnh đó, bạn cần phân biệt rõ nguyên nhân khiến CB nhảy và nguyên nhân khiến bình nóng lạnh nhảy chống giật, từ đó có phương án xử lý phù hợp khi gặp sự cố.
4. Ưu điểm khi sử dụng máy nước nóng có lắp đặt ELCB
Khi mua máy nước nóng, bạn cần chọn máy có lắp đặt hệ thống ELCB với nhiều ưu điểm vượt trội như phòng tránh tai nạn, ngắt điện khi xảy ra sự cố, giúp đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng.
Khi mua cần chú ý vì trên thị trường có nhiều loại máy không trang bị hệ thống chống rò điện ELCB mà thay vào đó sử dụng bộ CB (Aptomat) chống giật điện để cắt giảm chi phí cho máy, tuy nhiên CB chỉ có tác dụng khi hiện tượng chạm mạch điện xảy ra với dòng điện lớn hơn định mức.
Nên chọn máy được lắp đặt thiết bị ELCB, để bạn có thể hạn chế tối đa sự cố chạm mạch và phát hiện sự cố khi dòng điện rò rỉ nhỏ. Khi có rò rỉ xảy ra, bộ ELCB sẽ ngắt nguồn điện ngay lập tức để cảnh báo cho người sử dụng về nguồn điện không an toàn và để tránh sự cố cháy, nổ, chập điện.
II. Phân biệt cầu giao CB và thiết bị chống giật ELCB
Cầu giao CB và cầu giao ELCB thường gây ra khá nhiều nhầm lẫn cho người dùng vì đều có tác dụng ngắt điện cho bình nóng lạnh, tuy nhiên, nguyên lý hoạt động của 2 loại cầu giao này là hòan toàn khác nhau.
Cầu giao ngắt điện trên bình nóng lạnh CB hoạt động như một thiết bị để chống quá dòng, quá tải và ngắt mạch.
Có khá nhiều các dòng cầu giao ngắt điện bình nóng lạnh khác nhau nhưng có thể chia làm 2 loại chính là:
- Loại bảo vệ quá dòng quá tải bằng thanh lưỡng kim và loại bảo vệ quá dòng và ngắn mạch có rơle.
- Loại có rơle ngoài cơ cấu thanh lưỡng kim để bảo vệ quá dòng còn có rơle điện từ, khi có ngắn mạch thì rơle điện từ sẽ hoạt động tức thời để cắt dòng điện.
Từ những thông tin trên đây chúng ta có thể rút ra kết luận rằng:
- Cầu giao CB chỉ có nhiệm vụ ngắt dòng điện khi xảy ra quá tải, tránh gây tình trạng chập cháy khi quá tải điện trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh giá rẻ.
- Cầu giao chống giật ELCB có nhiệm vụ phát hiện tình trạng rò rỉ điện, từ đó ngắt dòng tránh gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng bình tắm nóng lạnh. Ngoài ra, một số dòng thiết bị ELCB hiện đại cũng được trang bị kèm tính năng ngắt điện khi quá tải xảy ra.
III. Tại sao ELCB chống giật bình nóng lạnh bị nhảy, không hoạt động?
Trên cục chống giật bình nóng lạnh có đèn báo sáng đi kèm nút bấm, nếu như nhảy thì cần ấn nút là được, tuy nhiên, khi xảy ra sự cố rò rỉ điện thì ELCB không cho phép cấp điện nữa. Khi đó bạn hãy liên hệ ngay đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa để nhờ can thiệp của chuyên viên kỹ thuật.
Hiện tượng bình nóng lạnh nhảy chống giật thường xảy ra khi có dấu hiệu rò rỉ điện, cục ELCB sẽ không sáng đèn.
Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
- Dây chống giật bị ẩm, rò nước gây chập, chết mạch
- Thanh đốt gặp trục trặc
- Rơ le bị hỏng hoặc lỗi
- Các vị trí đấu nối, tiếp điểm bị di chuyển
- Lỗi/ hỏng cục chống giật ELCB
Tình trạng cục chống giật ELCB không sáng đèn là dấu hiệu cục bị nhảy, ngắt điện. Cùng Hùng Lan tìm hiểu các nguyên nhân và cách khắc phục ngay dưới đây:
1. Dây chống giật bị chập, chết mạch
Nước thấm vào thiết bị chống giật có thể làm ẩm dây chống giật và gây ra hiện tượng chập mạch bên trong. Khi đó, ELCB sẽ tự động nhảy để bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
Cách khắc phục: Mở nắp thiết bị chống giật và kiểm tra xem có dấu hiệu nước thấm vào hay không. Nếu phát hiện nước, cần xác định nguồn gốc của sự rò rỉ. Sử dụng máy sấy hoặc khăn lau và để thiết bị ở nơi khô ráo để làm khô hoàn toàn dây chống giật và các linh kiện bên trong.
2. Vấn đề ở thanh đốt
Sau một thời gian dài sử dụng, thanh đốt trong bình nóng lạnh có thể gặp một số vấn đề như cặn bám, cháy, và ăn mòn hay han gỉ dẫn đến nguồn điện rò ra nguồn nước, thiết bị chống giật sẽ cảm biến được tín hiệu và ngay lập tức ngắt.
Cách khắc phục: thực hiện vệ sinh định kỳ thanh đốt, nếu thanh đốt bị đóng cặn thì nên lật tức vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra và thay thế nếu phát hiện hư hỏng, đồng thời bảo trì thiết bị chống giật bình nóng lạnh để duy trì hiệu suất an toàn trong quá trình sử dụng.
3. Rơ le bị hỏng hoặc lỗi
Rơ le chống giật trong bình nóng lạnh có thể gặp sự cố do hỏng hoặc lỗi sau một thời gian sử dụng, dẫn đến việc không phát hiện được sự rò rỉ điện. Khi rơ le không hoạt động đúng cách, nó có thể không ngắt điện kịp thời, tạo ra nguy cơ nguy hiểm cho người dùng.
Cách khắc phục: kiểm tra và thay thế rơle nếu phát hiện dấu hiệu hư hỏng, đồng thời đảm bảo rằng hệ thống điện được bảo trì định kỳ để duy trì an toàn trong quá trình sử dụng.
4. Đấu nối, tiếp điểm bị di chuyển
Các đấu nối và tiếp điểm trong bình nóng lạnh có thể bị di chuyển do rung lắc hoặc va chạm, dẫn đến việc tiếp xúc không chính xác. Khi các tiếp điểm không được kết nối chắc chắn, điều này có thể gây ra hiện tượng chập điện hoặc ngắt điện không ổn định
Cách khắc phục: kiểm tra và siết chặt các đấu nối định kỳ, đảm bảo rằng tất cả các tiếp điểm được lắp đặt đúng cách và không bị lỏng lẻo
5. Vấn đề ở cục chống giật ELCB
Một nguyên nhân khác gây nhảy cục chống giật đó chính là cục chống giật bị hỏng hoặc bị lỗi, điều này dẫn đến việc ELCB hoạt động không ổn định và tự động nhảy .
Cách khắc phục:
Cần thay thế thiết bị chống giật ELCB mới và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở nắp bảo vệ ở khu vực đầu nối của bình nóng lạnh.
Bước 2: Tháo dây chống giật cũ đã bị hỏng để lắp đặt dây chống giật mới.
Bước 3: Sử dụng băng dính điện quấn quanh đầu tiếp điểm được nối vào rơ le, giúp dễ dàng luồn qua ống gen.
Bước 4: Dây chống giật bình nóng lạnh có ba sợi: một sợi nóng, một sợi lạnh và một sợi nối đất.
IV. Lưu ý khi sử dụng bình nước nóng cho an toàn
Máy nước nóng được trang bị hệ thống chống giật an toàn cao nhưng nguy cơ tai nạn vẫn có thể xảy ra, vì vậy bạn nên chú ý một số điều sau để phòng tránh các sự cố nguy hiểm:
- Lắp đặt các thiết bị an toàn điện gồm: aptomat, thiết bị ELCB và dây tiếp đất, để đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng. Bạn nên thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng bút thử điện vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước.
- Khi đang sử dụng mà máy nước nóng tự động ngắt điện bạn không nên bật lại mà hãy kiểm tra hệ thống làm nóng xem có rò rỉ điện không.
- Nên bật máy trước 8 - 10 phút rồi ngắt, tránh bật máy khi tắm vì tiềm ẩn nguy cơ tai nạn điện.
- Không bật máy suốt 24/24 vừa hao phí điện năng đồng thời lại làm máy hoạt động liên tục, dễ bị mắc các lỗi gây ra rò rỉ điện, ảnh hưởng đến độ an toàn cho người tiêu dùng.
- Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn điện, tránh nguy cơ rò rỉ, cháy nổ.
- Mua bình nóng lạnh từ thương hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm tốt để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Hi vọng với những thông tin trên từ showroom Hùng Lan, bạn đã hiểu hơn về ELCB đóng vai trò như thế nào trong bình nóng lạnh. Vì vậy hãy nhớ lắp đặt ELCB bên trong để bảo vệ bạn và những người thân trong gia đình nhé.
Liên hệ ngay showroom Hùng Lan để được tư vấn chọn mua các mẫu bình nóng lạnh có sẵn ELCB nhé!